Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phá rừng ở Tiên Lãnh, Quảng Nam: Mải đùn đẩy trách nhiệm, 'quên' cứu rừng

Phóng viên - 23/09/2017 | 7:58 (GTM + 7)

VOVGT - Tình trạng phá rừng với mức độ nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm nhưng chính quyền và ngành chức năng địa phương chưa ngăn chặn được.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh (người đội mũ cối) lội suối để đến Tiểu khu 556 và 557

Ngày 22/9, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam dẫn đầu Đoàn công tác của tỉnh đi kiểm tra khu vực rừng bị tàn phá thuộc Tiểu khu 556 và 557 thuộc xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước. Đoàn công tác mất hơn 8 tiếng đồng hồ, băng rừng lội suối, đi khắp Tiểu khu 556 và 557 để xem xét mức độ tàn phá rừng.

Người dân địa phương cho rằng, nếu như những năm trước, các cấp lãnh đạo vào cuộc sớm thì rừng đã không bị “cạo trọc” như bây giờ. Tình trạng phá rừng ở đây diễn ra từ năm 2010 đến nay, với diện tích rừng bị tàn phá gần 120 héc ta; Trong đó, diện tích rừng phòng hộ là 60 héc ta.

Từ năm 2010 đến 2015, tình trạng phá rừng có xảy ra nhưng không lớn, chủ yếu do người dân tự phát phá rừng. Huyện Tiên Phước tiến hành lập biên bản những hộ phá rừng, đồng thời ra quyết định thu hồi đất và tài sản trên đất, diện tích 50 héc ta rồi giao cho xã quản lý.

Từ năm 2015 đến nay, rừng bị phá dữ dội hơn. Năm 2015 xảy ra 5 vụ phá rừng với diện tích hơn 13 héc ta; năm 2016 xảy ra 8 vụ, mất gần 14 héc ta; và chỉ  trong 8 tháng năm 2017, diện tích rừng phòng hộ bị phá lên đến gần 40 héc ta, tập trung ở 2 Tiểu khu 556 và 557. Tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nghiêm trọng như vậy nhưng chính quyền và ngành chức năng địa phương đã không ngăn chặn mà lại đổ lỗi cho nhau.

Nhiều cây gỗ hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ

Ông Lê Trí Thanh ngỡ ngàng trước tình trạng phá rừng tại đây

Ông Lê Trí Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cho rằng: "Trước đây có Hạt Kiểm lâm Tiên Phước nhưng sau này sáp nhập vào Hạt Kiểm lâm Nam Quảng Nam thì việc xử lý hồ sơ tương đối chậm. Về địa bàn, như xã Tiên Lãnh đây, diện tích rừng phòng hộ còn khoảng 2.400 héc ta nhưng 1 kiểm lâm địa bàn quản lý khu vực này thì có thể nói là chưa đáp ứng được."

Nguyên nhân nữa được ngành chức năng ở huyện Tiên Phước giải thích là do địa bàn núi non hiểm trở, đi lại khó khăn, khi lực lượng chức năng có mặt thì rừng đã bị phá sạch, không bắt được đối tượng. Đại tá Nguyễn Văn Cự, Trưởng Công an huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam cho biết, nhiều vụ phá rừng năm trước nhưng năm sau mới phát hiện. Thời gian lực lượng kiểm lâm vào cuộc, đo đếm diện tích rừng bị phá, khởi tố vụ án chuyển sang cơ quan công an quá lâu.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Cự, 8 vụ phá rừng mà Hạt Kiểm lâm huyện chuyển sang cơ quan điều tra Công an huyện đều quá “cũ” nên rất khó điều tra: "Như thực tế mà sáng nay chúng ta đi, hiện trường như vậy nhưng bây giờ cũng chưa làm thủ tục ban đầu. Mà chức năng của kiểm lâm là phải hoàn chỉnh rồi mới chuyển qua Công an. Khi có quy định chức năng khởi tố thuộc về kiểm lâm thì gần như hầu hết các vụ vừa rồi kiểm lâm khởi tố chứ công an không khởi tố. Có một số vụ bắt được đối tượng nhưng cũng chỉ có xử lý hành chính thôi."

Rừng bị phá tan hoang

Về ý kiến đổ lỗi cho lực lượng kiểm lâm mỏng, không thể quản lý hết địa bàn, ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam cho rằng, lý do này không thuyết phục. Bởi trước đây quy định 1 kiểm lâm phụ trách 1.000 héc ta, nhưng gần đây ngành đã điều chỉnh lại 1 kiểm lâm phụ trách 700 héc ta rừng:

"Chúng ta có 62 hộ để quản lý 1.500 héc ta nữa. Người dân Tiên Lãnh không phải sống vì tiền quản lý bảo vệ rừng này. Đây là thu nhập thêm. Trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng phòng hộ để có nước sản xuất, có nước để chăn nuôi, có nước để tác động đến các vấn đề khác. Tôi đề nghị chính quyền, ngành kiểm lâm cũng phải làm rõ nhận thức này với nhân dân, đặc biệt là chính quyền cơ sở."

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh đã ban hành nhiều Chỉ thị chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức nhiều đợt truy quét; các huyện giáp ranh cũng đã ký kết quy chế phối hợp. Tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Ông Lê Trí Thanh yêu cầu phải xử lý công khai các trường hợp phá rừng để người dân biết. Đối với cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng mà để mất rừng thì xử lý nghiêm minh.

Ông Lê Trí Thanh thông tin, tỉnh Quảng Nam đang nghiên cứu phương án quản lý rừng bằng công nghệ cao, để giám sát toàn bộ về trạng thái rừng:

"Ví dụ như ở những khu rừng như thế này đi vào đi ra mất cả ngày đường. Vì vậy, với 1 lực lượng mỏng thì đi tuần tra rất khó. Có thể bằng công nghệ cao, chúng ta quan sát được sự thay đổi, biểu hiện phá rừng và đưa lực lượng đến ngay. Đề xuất này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rất ủng hộ và có thể chọn Quảng Nam làm thí điểm trong thời gian sắp tới"

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản chuẩn bị đáo hạn

Áp lực đáo hạn trái phiếu năm nay của nhóm bất động sản vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

// //