Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những điểm du lịch lễ hội đặc sắc đầu năm

Phóng viên - 18/02/2018 | 5:08 (GTM + 7)

VOVGT- Mùa du lịch lễ hội hay đi lễ đầu năm cầu may cho cả năm làm ăn tấn tới, sức khỏe dồi dào. Và những lễ hội dưới đây là nhưng điểm đến thu hút du khách..

Hội gò Đống Đa

Nghe chi tiết tại đây:

OnedayTour: Những điểm du lịch lễ hội nổi bật đầu năm

Đầu tiên phải kể tới Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.

Chùa Hương

Hà Nội còn một điểm du lịch lễ hội thu hút sự chú ý bậc nhất của nhân dân cả nước, đó là Lễ hội chùa Hương mùng 6 tháng Giêng kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch ở huyện Mỹ Đức.

Dù vậy, không đợi đến ngày khai hội, vào ngày mùng 2 Tết Âm lịch rất nhiều người dân tứ phương đến trẩy hội từ sớm. Điểm mới của lễ hội năm nay là cải tiến việc cho lộc, nhằm tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy, gây phản cảm trong vài năm trước đó.

Chùa Yên Tử

Lễ hội Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/1 âm lịch tức 11/1 Dương lịch. Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an còn có các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử.

Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho các chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em.

Hội Lim

Lễ hội Lim là lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc, là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bề, dưới bến. Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.

Lễ hội ở đền Trần hay còn gọi là lễ Khai ấn đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Sau khi thực hiện nghi lễ rước nước và tế cá, Ban tổ chức sẽ tiến hành các nghi lễ truyền thống của lễ hội đền Trần.

Sự kiện được chờ đợi nhất là Lễ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương. Ấn đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

Lễ hội Đền Hùng

Ngày giỗ tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Việt Nam vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Lễ hội là một trong những nét văn hóa đặc trưng của Việt Trì – Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung thể hiện lòng biết ơn đến các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. Lễ hội cũng có nhiều trò chơi dân gian, hoạt động giải trí lành mạnh thu hút du khách khắp nơi trên cả nước.

Đường vui của tôi: Hát xoan “vượt vũ môn”

Cuối năm ngoái, hát Xoan Phú Thọ được UNESCO ra quyết định đặc cách đưa ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, đồng thời ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO. Vậy loại hình nghệ thuật này có gì đặc biệt? Mời quý vị cùng tìm hiểu trong chuyên mục Đường vui của tôi sau đây.

Một ngày cuối năm, dù mới sáng sớm, nhưng đâu đó ngoài đình Làng vẫn văng vẳng tiếng hát rộn rã. Vùng đất này là nơi phát tích làn điệu hát Xoan cổ xưa, nơi trùm phường Xoan Phù Đức, ông Lê Xuân Ngũ vẫn đang miệt mài gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật từ bao đời.

Hội Xoan

Năm nay đã ngoài 80, ông Lê Xuân Ngũ vẫn minh mẫn khi nhớ về từng bức hình chụp, kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen trong nhà. Ông nội ông, bố ông, rồi đến ông nữa, 3 đời nhà ông đã theo nghề hát Xoan và đều vinh dự được bầu làm ông Trùm phường Xoan làng mình. Từ khi được học Hát Xoan, ông thuộc tất cả các làn điệu hát, múa, đánh trống, gõ phách và đã biểu diễn thành thục các làn điệu Xoan từ rất sớm.

“Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát Xoan, bố tôi làm Trùm và tôi được theo ông cụ từ nhỏ. Chúng tôi thấy rất vinh dự cho địa phương có một di sản văn hoá được thế giới công nhận là di sản của nhân loại, chúng tôi thấy tự hào khi đã giữ gìn và đóng góp cho đất nước 1 di sản để góp vào di sản chung của thế giới”.

Tương truyền một lần vào mùa xuân, ba anh em Hùng Vương đi tìm đất dựng thành, nhân lúc nghỉ chân ở ven rừng, vua trông thấy lũ trẻ chăn trâu đùa nghịch và hát đồng dao. Vua cho gọi chúng và truyền dạy cho lũ trẻ những điệu hát múa của người Lạc Việt trên đất Văn Lang. Từ đó về sau, cứ đến ngày 30 tháng chạp, dân các làng lại làm cỗ cúng vua. Từ sáng mùng 1 đến hết mùng 5 tháng Giêng, dân làng tiếp tục tổ chức những canh hát nghi lễ để thờ vua - trình diễn lại những điệu hát múa được vua trao truyền, với mục đích cầu mong vua giáng phúc cho dân làng một năm an hòa.

Nghệ thuật hát xoan bắt nguồn từ đó. Xưa kia, hát xoan được gọi là hát xuân, sau từ xuân được đổi thành từ xoan. Những người lưu giữ và thực hành hình thành nên bốn phường xoan, trong đó trùm nam và nữ đóng vai trò quan trọng nhất: họ giữ gìn các bài hát, lựa chọn đệ tử, truyền dạy phong cách hát và các tiết mục và tổ chức thực hành.

Nguyễn Văn Tuấn, nghệ nhân hát Xoan ở phường Xoan An Thái, năm nay bước vào tuổi 27 nhưng đã có thâm niên trong nghề 15 năm. Anh cũng là một trong số ít những nghệ nhân trẻ tuổi được đánh giá là có triển vọng trở thành trùm phường Xoan trong tương lai. Nguyễn Văn Tuấn tâm sự:

“Từ năm 12 tuổi em đã được làm quen với Xoan, và cũng được đi hát ở những nơi cửa đình, xã bạn, em thấy rất vinh dự. Lần đầu tiên em được làm quen với Xoan thực sự em vẫn chưa ngấm, với thế hệ chúng em bây giờ thì có nhiều người không thích, nhưng với bản thân em trong quá trình làm quen với Xoan thì em đã ngấm những làn điệu này và em thấy làn điệu hát Xoan rất hay”.

Nghệ nhân phường xoan An Thái hướng dẫn khách cùng hát xoan

Trong số những nghệ nhân biểu diễn hôm nay, người ta còn thấy có những em nhỏ mới chỉ 10 đến 12 tuổi nhưng đã biết hát, biết biểu diễn những điệu múa cổ một cách thành thạo. Theo thống kê, hiện Phú Thọ có gần 100 câu lạc bộ hát xoan và dân ca với số lượng hội viên lên đến hàng nghìn người. Số lượng nghệ nhân kế cận đã tăng gấp đôi, từ 31 người (năm 2012) lên 62 người (năm 2016). 19 di tích có liên quan đến hát xoan được tu bổ và nâng cấp.

Để có được kết quả này, Sở VH-TT&DL Phú Thọ đã thực hiện đồng bộ nhiều chương trình hành động để đưa hát xoan thoát khỏi cảnh “cần được bảo vệ khẩn cấp”. PGS, TS Đỗ Văn Trụ, Tổng thư ký Hội Di sản văn hóa Việt Nam đánh giá:

“Từ trước đến nay đây là lần đầu tiên UNESCO công nhận và chuyển đổi một di sản từ danh mục này sang danh mục khác. Ý nghĩa của nó rất là lớn, khi mà được công nhận là Di sản cần bào vệ khẩn cấp từ năm 2011 thì lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, cộng đồng Phú Thọ thì đã có quyết tâm rất lớn, nhà nước Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến di sản này và đây là di sản duy nhất hiện nay có chương trình hành động được Thủ tướng chính phủ duyệt. Điều này thế giới đánh giá rất là cao”.

Phát triển du lịch đang là một hướng để hát xoan được nhiều người biết đến hơn, là cách để đem lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng đang giữ gìn di sản thế giới này. Phú Thọ đã xây dựng nhiều tour đưa du khách tham quan Khu di tích lịch sử đền Hùng, Bảo tàng Hùng Vương, miếu Lãi Lèn, đình Hùng Lô, đình Thét, quần thể di tích đền, chùa Tam Giang... Ngoài tìm hiểu các kiến thức lịch sử, thưởng thức nghệ thuật, du khách còn được trải nghiệm nghề truyền thống qua cách làm bánh chưng, kẹo lạc, bánh đa. Và như ý nghĩa của những lời Xoan mộc mạc, dân dã, gần gũi, hy vọng rằng, Xoan sẽ được bảo tồn và phát triển bởi ý thức và tình yêu của các cộng đồng nơi sản sinh ra chúng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //