Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhắc nhở nhau trên đường: Khi lòng tốt bị đe dọa

Phóng viên - 29/06/2017 | 6:26 (GTM + 7)

VOVGT – Nhiều đối tượng bị nhắc nhở tuân thủ luật giao thông đã quay sang hành hung chính người vừa cảnh báo mình…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chị Trần Thị Thanh, nữ công nhân môi trường đô thị Hà Nội, đang tuyên truyền nhắc nhở người dân đổ rác đúng nơi quy định thì bất ngờ bị 2 đối tượng lao vào đánh ngất tại chỗ - Ảnh An ninh Thủ đô

“Con người ưa trả thù vì bị tổn thương hơn là đền đáp cho lòng tử tế”, câu danh ngôn này hoàn toàn đúng trong những vụ án thương tâm vừa qua.

Gạt bỏ lòng tốt khi được nhắc nhở tuân thủ đúng Luật khi lưu thông trên đường, các đối tượng bị nhắc nhở đã quay sang hành hung chính người đã cảnh báo mình, làm dấy nên dư luận trái chiều và những lo ngại khi “Lòng tốt bị đe dọa”.

Một số ý kiến chia sẻ: “Đi đường mà nhìn thấy những người chạy xe ẩu tôi cảm thấy rất khó chịu. Bởi bản thân mình không bao giờ leo lên hè hay vượt đèn đỏ, khi rẽ cũng xi nhan rõ ràng. Vì vậy, thấy những người chạy ẩu mình không thích chút nào hết”. Một người khác cho biết: “Nhiều người không quan sát hay để ý đến những người tham gia giao thông xung quanh. Vì vậy rất dễ gây ra tai nạn giao thông…”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Rất nhiều sự bức xúc của người dân đối với những hành vi vô ý thức khi lưu thông trên đường. Dẫu vậy, không phải ai cũng dám lên tiếng để nhắc nhở, cảnh báo người vi phạm luật giao thông trên đường.

Thời gian qua, cả nước dấy lên dư luận trái chiều về câu chuyện nữ công nhân thuộc Tổ 3 Môi trường đô thị - chi nhánh Hoàn Kiếm chỉ vì tuyên truyền, nhắc nhở một hộ kinh doanh mặt tiền đường đổ rác đúng nơi quy định đã bị hành hung đến bất tỉnh khiến chúng ta phải suy ngẫm khi lòng tốt lại bị đe dọa!

Đầu năm 2017, Công an Hà Tĩnh đã bắt giữ Bùi Trương Phi (23 tuổi, trú phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh) về tội Giết người. Theo kết quả điều tra, đối tượng khi được anh Nguyễn Văn Nghĩa (25 tuổi, trú xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân) cùng nhóm bạn nhắc nhở về hành vi lái xe lạng lách, đánh võng đã cảm thấy bị xúc phạm. Lúc xảy ra xô xát, trong hơi men, Phi dùng dao đâm hai nhát vào ngực Nghĩa khiến nạn nhân gục tại chỗ, tử vong trên đường đi cấp cứu

Sau đó chỉ một tháng, một sự việc tương tự xảy ra. Anh Nguyễn Thế Anh (19 tuổi, ở xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc) cùng bạn lưu thông trên đường đã cho xe vượt lên để nhắc nhở 4 thanh niên đi trên hai chiếc xe máy chạy phía trước lạng lách, dàn hàng ngang, chiếm hết phần đường. Lập tức, 4 đối tượng chặn xe rồi lao vào đánh người nhắc nhở.

Một thanh niên trong nhóm này bất ngờ mở cốp lấy dao nhọn đâm vào lưng anh Thế Anh khiến nạn nhân gục xuống. Gây án xong, cả nhóm lên xe bỏ trốn khỏi hiện trường. Nạn nhân sau đó được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện với kết quả giám định thương tật 15%.

Còn nhiều, rất nhiều những vụ hành hung khác xảy ra không chỉ với người dân, mà còn cả lực lượng chuyên ngành – những người hàng giờ túc trực, tuần tra để giữ vững kỉ cương, đảm bảo an ninh – xã hội. Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 1986 đến nay đã có 162 cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh, hơn 1.000 người bị thương nặng và thương tật vĩnh viễn.

Chia sẻ về những hành vi vô ý thức trên đường vẫn cứ lặp đi lặp lại từ một bộ phận người tham gia giao thông như trên, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng: “Khi người ta thực hiện một hành vi nó có hai phần, một là người ta hiểu rõ nhưng vẫn làm, khi hiểu rõ mà vẫn làm thì nó bị chi phối bởi một cái gọi là thói quen. Mình biết nó không tốt nhưng thói quen đã hình thành sẵn rồi nên vẫn làm. Cái thứ hai là trường hợp không biết mà làm, người ta vì chưa hiểu biết, chưa có kinh nghiệm .Còn cái trường hợp thứ ba có thể xảy ra là những người không bình thường về mặt tâm lý, có hành vi lệch lạc, không bình thường.

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh nói:

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, người chứng kiến hay là nạn nhân trong vụ tai nạn bởi những hành vi trên cũng sẽ gặp ám ảnh tâm lý rất nguy hiểm, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh chia sẻ thêm: “Những người mà bị ám ảnh bởi một sự cố nào đó, thì đương nhiên khi sự cố hay hình ảnh liên quan sự cố đó lặp lại hoặc không lặp lại cũng làm cho người ta rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, mất kiểm soát trong một số trường hợp. Nếu mà trong trường hợp người ta ám ảnh sợ hãi chuyển thành ám ảnh sợ hãi quá mức thì cái hành vi đó gây ra hậu quả nghiêm trọng, trở thành một dạng bệnh lý và người ta buộc phải đi chữa”.

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh chia sẻ thêm:

Tán đồng với ý kiến trên, Tiến sĩ Võ Văn Nam, Giáo dục học, Khoa Tâm lý trường ĐH Sư phạm cảnh báo: “Cái san chấn tâm lý đó đeo đuổi những người còn lại theo suốt quãng đời còn lại. Đó là chưa kể ngay những người khách đi đường họ bàng quan, họ chứng kiến cảnh tai nạn cho dù nạn nhân không có liên quan gì đến mình thì vẫn để lại dấu ấn, những hình tượng không lành mạnh, sẽ tác động lên tâm lý, đời sống tương lai về lâu về dài của những người chứng kiến đó”.

Tiến sĩ Võ Văn Nam nói:

Nhiều đối tượng bị nhắc nhở tuân thủ luật giao thông đã quay sang hành hung chính người vừa cảnh báo mình - Ảnh minh họa

Chứng kiến những hành động biểu hiện sự sai lệch và thiếu ý thức trầm trọng của một bộ phận không nhỏ những người tham gia giao thông, chúng ta ai cũng thấy bất bình. Song, không phải ai cũng dám lên tiếng để nhắc nhở, cảnh báo những người có hành vi ấy.

Thay vì giảm tốc độ, rẽ sang một hướng khác hay tấp vào lề tránh né, nhiều người đã can đảm lên tiếng không chỉ bảo vệ cho mình, mà còn cho những người khác để rồi chính mình phải chịu thiệt thòi.

Kẻ vi phạm chỉ cần bồi thường, hoặc dĩ nhiên là chịu sự trừng phạt cho hành động của mình, có thể là một năm, hai năm hoặc năm – mười năm.... Nhưng, những người bị hành hung, hoặc trực tiếp chứng kiến những người có lòng tốt mà phải đánh đổi cả sức khỏe, mạng sống của mình thì chịu sự tác động rất lớn.

Có thể suốt quãng đời còn lại, trước các sự việc tương tự, họ sẽ im lặng, chỉ im lặng, và tuyệt nhiên im lặng, thậm chí những người thân, con em của họ cũng sẽ “học cách” để im lặng.... Đó sẽ là những tổn thất to lớn về cả vật chất và tinh thần của một cộng đồng, là mối nguy hại, gây bất ổn xã hội.

Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Những người tốt im lặng vì cảm thấy bất lực trước cái xấu, im lặng vì nghi ngờ kết quả từ hành động rất đúng đắn của mình, im lặng vì cảm thấy cô độc, lạc lỏng và hoài nghi bởi lòng tốt của mình đã trở thành một cái “dại”, trở thành trò chế nhạo, bàn tán của nhiều người và hơn hết là họ ý thức cuộc sống của mình và người thân sẽ bị nguy hại khi không được bảo vệ chính đáng. Mỗi chúng ta có quyền cất tiếng nói của mình để bảo vệ công lý, đừng im lặng để yêu cầu người khác lên tiếng. Bởi lẽ “Lùi bước cho cái xấu cũng là một tội ác”.

Chúng ta cảm thấy bất lực và thản thốt trước những vụ tai nạn giao thông mà người bị nạn nằm thoi thóp, yếu ớt ra hiệu cầu cứu nhưng mặc nhiên không ai quan tâm, giúp đỡ. Đừng để mầm mống của căn bệnh vô cảm lây lan và chính chúng ta trở thành nạn nhân đáng thương từ căn bệnh này!

Thay vào đó, hãy vững tin vào vẻ đẹp của lòng tốt trong xã hội hiện tại, và những người mang vẻ đẹp ấy cần được biểu dương, hoan nghênh và xem trọng. Bởi lẽ, với phẩm chất cao quý vốn có, họ sẽ không nao núng trước những điều “chướng tai gai mắt” nhưng vẫn rất cần được chúng ta tiếp thêm và giữ lấy niềm tin ấy cho họ.

Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Căn bệnh vô cảm cần được phòng trừ từ sự lan tỏa lòng thiện. Một xã hội nhân ái và công bằng là điều mong ước của tất cả chúng ta.

Ý thức không phụ thuộc vào vật chất, chính chúng ta phải đứng ra bảo vệ lẽ phải như bảo vệ chính cuộc sống của mình. Bởi lẽ, chúng ta không ai có thể sống đơn độc....Có như vậy, lòng tốt mới không bị đe dọa.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //