Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhà cao tầng 'bức tử' giao thông thủ đô

Phóng viên - 06/12/2018 | 15:46 (GTM + 7)

VOVGT - Tại Hà Nội, nhà cao tầng là nhu cầu cấp thiết, tuy nhiên, đi kèm với đó là nhiều bất cập, đáng kể nhất là ách tắc giao thông.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tại nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội, những tòa chung cư cao tầng đang xuất hiện với tốc độ nhanh chóng. Ảnh: Zing

Khu vực đường Kim Ngưu và Minh Khai thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội thời gian gần đây là những điểm nóng về ùn tắc giao thông, ô nhiễm khói bụi. Nguyên nhân có thể dễ dàng quan sát là do việc thi công giải phóng mặt bằng, song song với việc xây mới các tòa nhà chung cư cao tầng.

Đơn cử như đường Kim Ngưu đoạn giao cắt với đường Minh Khai, chỉ trong phạm vi khoảng 100 mét, có tới 6 tòa tháp thuộc 3 khu chung cư đang được xây dựng. Còn tại đường Minh Khai đoạn từ cầu Mai Động đến chân cầu Vĩnh Tuy, sau khi thi công giải phóng mặt bằng, hàng chục tòa chung cư “lộ diện” và nằm ngay sát trục đường chính với mật độ rất cao.

Một số người dân trong khu vực chia sẻ:

"Tôi sinh sống ở đây bao nhiêu năm, nhưng từ khi có các tòa chung cư mới mở thì hầu như ngày nào cũng ách tắc. Mật độ người dân quá đông, cứ mỗi một tòa nhà là vài nghìn người, đường đâu mà chứa được xe cộ".

"Tôi nghĩ với mật độ xây dựng thế này, bụi bay mù mịt thế này, thì có mở rộng đường ra cả 10 làn thì cũng không ăn thua, quá nhiều nhà cao tầng tại khu này. Nếu đi từ bên kia sông sang cầu Vĩnh Tuy bên này thì mới thấy ngột ngạt thế nào".

Lo ngại của người dân là có cơ sở khi vào giữa năm 2018, liên ngành Sở GTVT Hà Nội và Công an TP đã “điểm danh” 10 điểm nóng về ùn tắc giao thông có nguyên nhân từ việc thi công các công trình. Ông Nguyễn Đức Quỳnh – Chuyên viên phòng quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội cho biết:

“Để giải quyết, Sở GTVT thường xuyên chủ động phối hợp với các ban quản lý dự án, chủ đầu tư, công an TP, UBND các quận huyện, các cơ quan quản lý đường bộ để có phương án phân luồng, tổ chức giao thông hợp lý. Chúng tôi cũng đề nghị các chủ đầu tư chỉ đạo sát sao nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, có những biện pháp ưu việt, tối ưu nhất để hạn chế ảnh hưởng đến giao thông”.

Trong khi đó, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội nhận định: Không thể phủ nhận, những tòa nhà cao tầng đóng góp một phần diện mạo mới cho Thủ đô, đồng thời tạo ra một môi trường sống mới, văn minh hiện đại hơn cho người dân. Đặc biệt, tại Hà Nội, nhà cao tầng là nhu cầu cấp thiết và đã trải qua những giai đoạn phát triển lớn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nhiều bất cập, đáng kể nhất là ách tắc giao thông:

“Tính đến nay, Hà Nội có gần 400 nhà cao tầng, gần 70% là chung cư cao tầng ở các khu đô thị mới. Như vậy tốc độ phát triển nhà cao tầng tại Hà Nội là rất lớn. Chính vì sự phát triển nhanh chóng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề. Trong đó, phát triển nhà cao tầng chưa gắn với phát triển kết cấu hạ tầng khung, đặc biệt là vấn đề giao thông dẫn tới ùn tắc”.

Theo các chuyên gia, sở dĩ có tình trạng ùn tắc giao thông tại nhiều tuyến đường hiện nay, một phần do người thiết kế chủ yếu lấy theo quy chuẩn thiết kế giao thông, đường chính đô thị, đường liên khu vực, đường khu vực… áp dụng chung cho tất cả các đồ án quy hoạch chung. Điều này gây ra sự bất cập trong quá trình phát triển giữa các đô thị có quy mô dân số khác biệt lớn nhưng quy mô mặt cắt đường giao thông lại giống nhau.

Bên cạnh đó, dù đã có các dự án đô thị vệ tinh, song đến nay, vì nhiều lý do, Hà Nội vẫn chưa hoàn thành, dẫn đến việc chậm trễ trong việc giãn dân, chuyển các cơ quan, công sơ, trường học, bệnh viện ra khu vực ngoại thành.

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống, giao thông của người dân, nhiều ý kiến cho rằng, trước khi cấp phép các dự án nhà cao tầng cần thực hiện đánh giá tác động giao thông cho dự án. Ngoài ra, xây dựng nhà cao tầng ở đâu, khu vực nào, xây dựng thời gian nào cần phải được tính toán cụ thể và tuân thủ theo Quy hoạch chung của thành phố được duyệt, cần hài hòa giữa phát triển nhà cao tầng mà không gây quá tải lên hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông.

Tin giao thông:

Cần nghiên cứu việc quy hoạch phát triển quỹ đất dành cho bãi đỗ xe tại các quận nội đô

# Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừ tổng hợp kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố khóa 15 diễn ra từ 4 - 6/12/2018. Trong đó, cử tri nhiều quận đề nghị UBND TP cần nghiên cứu việc quy hoạch phát triển quỹ đất dành cho bãi đỗ xe tại các quận nội đô, đặc biệt đối với các bãi đỗ xe ngầm, cao tầng. Đồng thời, cử tri cũng đề nghị thành phố có giải pháp quy hoạch giao thông đô thị trên địa bàn TP vì hiện nay có nhiều các dự án xây nhà cao tầng, mật độ dày mà không mở rộng đường, giao thông Thủ đô tắc nghẽn, môi trường xuống cấp.

# Theo tờ trình đề nghị thông qua quy hoạch bến, bãi đỗ xe đến năm 2030 tầm nhìn 2050 của UBND TP Hà Nội, trong giai đoạn 2018-2025, TP Hà Nội dự kiến đầu tư 5 bến xe khách liên tỉnh, gồm các bến: Cổ Bi, Đông Anh, Nội Bài, bến xe phía Nam và bến xe Sơn Tây 1 với tổng diện tích khoảng 41,95 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.300 tỷ đồng.

# UBND TP Hà Nội vừa điều chỉnh, bổ sung đầu tư dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương-đường Thanh Niên. Đáng chú ý, TP sẽ hạ độ cao đường Âu Cơ để thay thế một phần đê đất bằng tường chắn bê tông cốt thép bên phải, cao độ đường đê sau khi hạ từ 12,5m-13,5m và cải thiện các điểm vuốt nối với các ngõ giao hiện tại; Xây dựng tường chắn bê tông giữa đường gom dân sinh bên trái với đường đê chính.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //