Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguy cơ tai nạn từ việc tài xế Grab, Uber dán mắt vào điện thoại

Phóng viên - 14/08/2017 | 1:56 (GTM + 7)

VOVGT – Hình ảnh những xe ôm “công nghệ” như Grabbike, Ubermoto vừa chở khách vừa sử dụng ĐTDĐ không phải quá hiếm gặp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT.

"Xe ôm công nghệ" đang trở nên phổ biến với khách hàng

“Thượng đế” lo ngay ngáy vì tài xế “mù đường”, đi ẩu

Thời gian gần đây, với sự xuất hiện của GrabBike và UberMoto, dịch vụ xe ôm đã có một diện mạo hoàn toàn mới. Thay vì hình ảnh những lái xe ngồi đợi khách trên chiếc xe máy tại các ngã ba, ngã tư với tấm biển “Xe ôm” đơn giản, sơ sài thì khách hàng đang quen dần với những tài xế mặc đồng phục kết nối trực tiếp với hành khách qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động. Đó là “xe ôm công nghệ”.

Cũng chính bởi sự tiện lợi, hiện đại và nhanh chóng đó mà những chiếc smartphone đã trở thành “vật bất ly thân” với các lái xe. Trên thực tế, không khó để bắt gặp hình ảnh các lái xe GrabBike, UberMoto vừa điều khiển phương tiện chở khách, vừa sử dụng điện thoại trên đường phố Hà Nội.

Chị Hoàng Linh (27 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Trước đây, tôi cũng có sử dụng dịch vụ GrabBike và UberMoto. Thế nhưng, từ ngày có bầu, tôi “cạch” không dám đi nữa vì cảm thấy không an toàn. Do các tài xế thường còn rất trẻ hoặc không có kinh nghiệm và rành đường Hà Nội nên mặc dù cho xe chạy rồi họ vẫn cắm cúi nhìn điện thoại để xem chỉ dẫn đường. Chưa kể, có tài xế phóng nhanh, lấn hết sang làn bên cạnh…”.

Theo chia sẻ của ông L.V. Dũng (50 tuổi) - một tài xế GrabBike có nhiều năm kinh nghiệm làm “xe ôm truyền thống” trước đây, thì những lái xe rành đường xá như ông không nhiều, bởi đa phần lái xe của GrabBike là sinh viên, người mới ra trường hay người ngoại tỉnh. Họ thường mò mẫm và phụ thuộc vào chỉ dẫn của điện thoại di động. Đã có nhiều trường hợp khách hàng phản ánh về tình trạng mất an toàn khi vừa chở khách vừa dùng điện thoại.

Tình trạng nhiều lái xe Grabbike vừa sử dụng ĐTDĐ vừa điều khiển phương tiện không hiếm gặp trên đường phố

Một nghiên cứu chỉ rằng, có khoảng 80% các vụ tai nạn xảy ra do tài xế bị mất tập trung (khoảng 3 giây) và do bấm số điện thoại (khoảng 5 giây) khiến cho chiếc xe có thể dễ dàng bị chệch hướng xảy ra va chạm với những phương tiện khác.

Chia sẻ về vấn đề này, Luật sư Phạm Thành Tài (Công ty Luật Phạm Danh, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nêu quan điểm: “Trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là những phương tiện cơ giới đường bộ, việc sử dụng điện thoại di động bằng một tay, tay còn lại điều khiển xe sẽ khiến người lái xe giảm quan sát và khả năng xử lý tình huống bị hạn chế cũng như không tập trung hoàn toàn vào việc điều khiển xe. Từ đó, có thể dẫn đến những nguy cơ va chạm hoặc tai nạn giao thông nghiêm trọng cho người và phương tiện”.

Kỳ vọng vào trách nhiệm xã hội của các hãng “xe ôm công nghệ”

Liên quan đến thực trạng này, phóng viên Kênh VOVGT Quốc gia đã nhiều lần liên hệ với đại diện của Công ty Grab và Công ty Uber để làm rõ về quy định đảm bảo chất lượng lái xe, trách nhiệm của công ty đối với khách hàng trong trường hợp xảy ra tai nạn cũng như giải quyết các khiếu nại. Tuy nhiên, đến nay vẫn không nhận được hồi đáp.

Mặt khác, trao đổi với các tài xế GrabBike và UberMoto, được biết, phía công ty và các lái xe không hề có ràng buộc về hợp đồng lao động, mà chỉ ký kết về thuê phần mềm. Ngược lại, công ty cũng không cung cấp những quyền lợi mà người lao động được hưởng như bảo hiểm lao động, bảo hiểm thất nghiệp…

Sau khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bằng lái xe, giấy đăng ký xe, giấy khám sức khỏe, bảo hiểm xe, điện thoại thông minh…, các lái xe sẽ được học một lớp cấp tốc về cách sử dụng phần mềm đặt xe của công ty, sau đó có thể ngay lập tức hành nghề.

Bàn về giải pháp để khắc phục tình trạng lái xe công nghệ còn thiếu kỹ năng và ý thức đảm bảo an toàn giao thông cho hành khách và chính bản thân mình, TS Phan Lê Bình, giảng viên Chương trình kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật cho rằng, để giải quyết tận gốc thì không dễ dàng, bởi nó bắt nguồn từ ý thức của chính mỗi tài xế, họ cần nhận thức được việc đảm bảo an toàn cho hành khách và tự giác dừng xe lại, gọi điện thoại hoặc xem xong hướng dẫn chỉ đường rồi mới tiếp tục hành trình.

Ông Bình cũng nhấn mạnh đến vai trò và trách nhiệm của các hãng xe ôm công nghệ như Grab và Uber trong việc quản lý chất lượng lái xe và đảm bảo sự an toàn cho hành khách.

“Ngoài việc cho các lái xe thuê phần mềm, thu tiền từ khách hàng sau đó chi trả cho các tài xế, thì công ty Grab, Uber cần phải ý thức mạnh hơn về trách nhiệm với xã hội thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, các lớp đào tạo về an toàn giao thông cho các lái xe của mình. Như vậy mới thể hiện được rõ trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn”, TS Phan Lê Bình cho biết.

Bên cạnh những ưu thế không thể phủ nhận, khách hàng vẫn mong muốn nhiều hơn nữa từ dịch vụ xe ôm công nghệ UberMoto và GrabBike. Bởi, sau giá thành, sự tiện lợi, nhanh chóng, điều tối quan trọng chính là sự an toàn trên mỗi chuyến hành trình. Hi vọng, với những cảnh báo này, hãng Grab và Uber cũng sẽ thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong việc kết nối khách hàng với những lái xe luôn đề cao ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông.

"Theo quy định của pháp luật, hành vi sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông đối với xe mô tô hay ô tô nếu không có tai nghe theo đúng quy định là hành vi bị nghiêm cấm.

Tại điều 6 Nghị định 46/2016 quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy mà vi phạm quy tắc giao thông bộ thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với hành vi đang điều khiển xe mà sử dụng ô, dù, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính). Ngoài việc bị phạt tiền, nếu gây tai nạn giao thông, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước GPLX từ 2-4 tháng”, Luật sư Phạm Thành Tài, Công ty Luật Phạm Danh cho biết.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

// //