Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguy cơ mất an toàn khi trẻ em qua đường

Phóng viên - 25/06/2017 | 6:42 (GTM + 7)

VOVGT – Để hạn chế những tai nạn thương tâm, các chuyên gia an toàn giao thông khuyến cáo, không được trẻ em dưới 10 tuổi sang đường một mình…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trẻ em do độ tuổi còn nhỏ nên chưa hiểu hết được những nguy cơ tai nạn giao thông - Ảnh minh họa

Mật độ phương tiện giao thông tăng cao, hạ tầng giao thông bất cập hiện nay là những nguyên nhân gây mất an toàn cho người đi bộ khi qua đường.

Tuy nhiên, đối với trẻ em, nguy cơ này còn tăng cao gấp nhiều lần khi các em còn thiếu những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Vào tháng 10/2016, dư luận thế giới không khỏi bàng hoàng sau khi trang Youtube đăng tải một clip ghi lại từ camera giám sát hành trình của ô tô ghi lại cảnh 2 trẻ em bị tai nạn khi sang đường. Theo đó, vụ tai nạn xảy ra ngay trên làn đường dành cho người đi bộ tại một tuyến đường ở huyện Tô-sốc, Nga.

Người mẹ bất cẩn để 2 bé gái cầm tay nhau chạy qua đường, nhưng đến giữa đường 2 em bé lại quay đầu chạy ngược lại nên đã bị xe ô tô lao với tốc độ cao đâm mạnh. Hậu quả vụ tai nạn khiến 1 bé gái tử vong tại chỗ, bé còn lại bị thương nặng. Chứng kiến cảnh 2 con gái của mình gặp nạn, người mẹ đứng chết chân tại chỗ mà không kịp làm gì để giúp đỡ.

Những vụ tai nạn tương tự cũng xảy ra tại Việt Nam khi cha mẹ bất cẩn để trẻ em tự ý chạy sang đường hoặc vui chơi gần đường giao thông. Vào tháng 2 năm nay, một bé trai 3 tuổi đang chơi trên vỉa hè ở huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương đã bất ngờ chạy qua đường bị xe máy húc văng xa hơn 5 mét.

Nhưng rất may bé trai chỉ bị xây xước nhẹ. Gần đây nhất, trên mạng xã hội đăng tải một đoạn clip ghi lại tình huống một em bé khoảng 4 tuổi đang đứng cạnh mẹ nhưng bất ngờ chạy vụt qua đường nhưng rất may thời điểm đó, xe ô tô đang chạy gần đó đã phanh kịp nên không xảy ra thương vong. Vụ việc kể trên xảy ra trên QL 21 thuộc khu vực thuộc thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam vào ngày 27/5/2017 vừa qua.

Những ví dụ điển dụ điển hình kể trên cho thấy, việc cho trẻ em vui chơi gần các tuyến đường giao thông và cho trẻ em tự ý chạy qua đường mà không có sự quản lý của người lớn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao.

Một số người dân cho biết: “Sự nguy hiểm rình rập ở mọi nẻo đường, ngay cả với những em bé ở khu nhà mình, chơi ở những khu sân chơi ở ngay sát đường đi . Đôi khi chỉ vì các em đá bóng thôi, bóng lăn ra ngoài đường. Nếu em bé đó bất cẩn chạy theo quả bóng thì rất dễ xảy ra TNGT”. Một người khác chia sẻ: “Trong thời gian các cháu được nghỉ hè, tôi phải đi làm nên khó kiểm soát. Các cháu sân chơi không có, đi xe đạp, trượt pa-tanh nhiều lúc sơ sẩy dễ gây ra TNGT”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Các chuyên gia an toàn giao thông phân tích, trẻ em do độ tuổi còn nhỏ chưa hiểu hết được những nguy hiểm rình rập ở trên tuyến đường giao thông nên thường có tâm lí bột phát, bất ngờ băng qua đường, nhất là khi trẻ em đang mải vui chơi, đuổi theo một vật gì đó.

Nhiều trường hợp khi chạy ra giữa lòng đường, nhìn thấy các phương tiện cơ giới chạy với tốc độ nhanh, trẻ em thường có tâm lí sợ hãi, muốn quay đầu hoặc bước thụt lại nên nhiều lái xe gặp khó khăn trong dự đoán tình huống.

Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh bất cẩn, khi nhìn thấy trẻ em đứng ở làn đường đối diện thường vẫy tay hoặc gọi khiến bé lập tức lao qua đường. Trong một số trường hợp, khi đi cùng nhiều trẻ em, cha mẹ thường chỉ chú ý chăm sóc những em bé nhỏ hơn và lơ là đối với những trẻ lớn hơn khi qua đường.

Việc không dắt tay và thiếu kiểm soát trẻ em khi qua đường đều có thể là nguyên nhân xảy ra va chạm đáng tiếc.

Theo các chuyên gia giao thông, bên cạnh về ý thức trách nhiệm của các bậc phụ huynh, người thân của các em nhỏ thì điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông bất cập, việc thiếu kiểm soát tốc độ của những phương tiện cơ giới cũng là những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mất an toàn đối với người đi bộ nói chung và trẻ em nói riêng.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang cho biết: “Ở Hà Nội tôi quan sát thấy có một số vấn đề như thế này, ở các trục lớn, các vị trí dành cho người đi bộ qua đường rất hạn chế. Ví dụ các trục đường lớn, người đi bộ qua đường chỉ có thể qua đường tại những ngã tư nơi có đèn tín hiệu , có vạch cho người đi bộ, hoặc một số vị trí có cầu dành cho người đi bộ. Chính vì việc các điểm qua đường rất hạn chế nên người đi bộ không tuân thủ luật giao thông, người ta tiện chỗ nào qua chỗ đấy. Thứ 2 ngay tại ngã tư, người đi bộ đi bừa, chưa có tín hiệu đèn đã đi rồi. Bên cạnh đó là ý thức của những người sử dụng phương tiện giao thông cơ giới trong đó có xe máy. Khi mà đèn đỏ nhưng vẫn vượt đèn đỏ qua đường nên gây nguy hiểm cho người đi bộ và những người điều khiển xe máy khác”.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang nói:

Ảnh minh họa

Đồng tình với quan điểm này, ông Đinh Đăng Hải - cán bộ cao cấp Tổ chức Healthbridge tại Việt Nam cho biết, hầu hết những tuyến lớn đều được thiết kế phục vụ cho xe cơ giới, tạo điều kiện cho xe cơ giới đi nhanh hơn và do đó, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hơn đối với người đi bộ.

Ông Đinh Đăng Hải nói: “Các góc ngã tư, các góc cua theo tiêu chuẩn Việt Nam và ứng dụng của Việt Nam thì thường rất rộng, góc cua lớn. Điều đó tạo thuận lợi cho xe cơ giới chuyển hướng với tốc độ cao và điều đó gây nguy hiểm đối với người đi bộ qua đường. Ngoài ra, các bố trí đèn giao thông cũng là 1 trong những yếu tố liên quan đến an toàn và liên quan nhiều đến tốc độ. Những đèn xanh rẽ phải sẽ giúp cho các xe cơ giới thoát đi rất nhanh nhưng làm cho người đi bộ có khả năng mất an toàn khi qua đường ở các nút giao”.

Ông Đinh Đăng Hải nói:

Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới, tốc độ và tỷ lệ thương tích đối với người đi bộ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bà Trịnh Tố Oanh - Giám đốc chương trình Hiệp hội An toàn đường bộ cho biết: “Trong các vụ TNGT giữa xe ô tô con và người đi bộ, nếu xe đi với vận tốc 20- 30km/h , người đi bộ có 90% cơ hội sống sót, nhưng cơ hội sống sót còn giảm dưới 50% nếu tốc độ phương tiện đạt 45km/h và người đi bộ hoàn toàn không có cơ hội sống sót nếu tốc độ đạt từ 80km/h”.

Bà Trịnh Tố Oanh cho biết:

Tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, người đi bộ, đặc biệt là trẻ em và người già là những đối tượng ưu tiên khi qua đường. Làn đường dành cho người đi bộ được thiết kế, kẻ vẽ rõ ràng.

Tại các nút giao thông đều có đảo giao thông dừng nghỉ dành cho người đi bộ. Khi khi có người đi bộ đang sang đường, các lái xe cơ giới buộc phải giảm tốc độ và nhường cho người đi bộ qua đường. Tại các nước phát triển, vấn đề đảm bảo an toàn cho người đi bộ cũng rất được quan tâm.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang cho biết thêm: “Ở Châu Âu, người ta đào tạo ý thức rất là cao, khi nhìn thấy người đi bộ hoặc người đi xe đạp qua đường, thì lái xe đã phải giảm tốc độ từ trước đó 5 mét để đảm bảo an toàn tối đa cho người qua đường. Đối với các nước châu Âu, an toàn đối với người đi bộ và đi xe đạp được ưu tiên cao nhất trong khu vực dân cư. Do vậy khi mà lái xe nhìn thấy người đi bộ phải dừng trước đó ít nhất là 3 mét để đảm bảo tâm lí cho người đi bộ qua đường rất an toàn”.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Ngọc Quang cho biết thêm:

Để hạn chế những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến trẻ em khi qua đường, các chuyên gia an toàn giao thông khuyến cáo, không được trẻ em dưới 10 tuổi sang đường một mình, trẻ em độ tuổi này khi sang đường cần có sự giám sát của cha mẹ, người lớn tuổi.

Ngoài ra, không nên để trẻ em vui chơi tại các khu vực gần đường giao thông hoặc trên vỉa hè, lòng đường. Các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ hiểu về các tín hiệu giao thông, về phần đường, làn đường dành cho người đi bộ và các quy tắc sang đường an toàn như trước khi sang đường cần phải quan sát trái, phải, không được sử dụng các thiết bị điện tử và không được chạy khi sang đường…

Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông. Trẻ em cũng là tương lai của đất nước. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi vậy, ngay từ chính các bậc cha mẹ cần nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ con em mình thông quá giáo dục và kiến thức cho các em khi tham gia giao thông.

Song song với đó, các cơ quan chức năng, ngành giao thông cũng cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, bố trí những làn đường ưu tiên những khu vực an toàn dành cho trẻ em quanh các khu vực trường học. Đặc biết, đối với các bác tài cần hạn chế tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, trẻ em khi qua đường.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

// //