Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguy cơ TNGT từ các biện pháp tránh nắng

Phóng viên - 22/06/2017 | 10:54 (GTM + 7)

VOVGT – Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nguy cơ xảy ra TNGT tăng cao do người dân sử dụng các biện pháp tránh nắng không đảm bảo an toàn…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mặc áo chống nắng kín mít sẽ hạn chế khả năng quan sát - Ảnh minh họa Báo Dân Việt

Trong những ngày hè, nhiệt độ ngoài đường có thể lên tới 40-41 độ. Nắng nóng đã tác động đến mọi mặt của đời sống, trong đó có việc lưu thông của người dân. Theo đó, nắng nóng không chỉ tác động đến hầu hết các giác quan của con người gây nên tình trạng mệt mỏi, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý tham gia giao thông. Trong điều kiện thời tiết này, số lượng vi phạm các quy định về TTATGT đã tăng cao cộng với nhiều nguy cơ xảy ra sự cố và tai nạn giao thông do người dân sử dụng các biện pháp tránh nắng không đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông.

Trong thời tiết nắng nóng oi bức của mùa hè, vật dụng che nắng là những thứ không thể thiếu của phụ nữ, tuy nhiên đi kèm với những tiện ích thì không ít những trường hợp xảy ra tai nạn chỉ vì chị em sử dụng váy, áo chống nắng không đúng cách. Theo đó, mỗi khi ra đường, hầu hết các chị em phụ nữ đều cố gắng tìm mọi cách để ngăn bớt ánh nắng tác động lên cơ thể bằng áo, váy chống nắng, khẩu trang...

Tuy nhiên, vì mặc áo chống nắng kín mít, hạn chế khả năng quan sát nên nhiều chị em phụ nữ đã tự đẩy mình vào những tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông. Bởi, nhiều loại áo chống nắng với cấu tạo phần mũ trùm kín, đằng trước có khóa kéo cao thay thế khẩu trang… khá bất tiện khi sử dụng. Chúng làm giảm tầm nhìn của chị em khi tham gia giao thông vì thế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn.

Đã từng có một số trường hợp tai nạn bởi phần vạt áo váy chống nắng dài lượt thượt quấn vào bánh xe, khiến người lái bị kéo giật lại phía sau, ngã xuống đường và sau đó xảy ra các tình huống xấu, nhẹ thì xây xước, nặng có thể gây chấn thương sọ não nếu bị va chạm mạnh... Ngoài ra, cũng từng có nhiều vụ tai nạn khi chị em phụ nữ di chuyển khi trời bất ngờ nổi cơn giông, gió rất to, áo, váy chống nắng lúc này sẽ che khuất tầm nhìn của mắt, hạn chế khả năng điều khiển xe, gây ra việc bị lạc tay lái, ngã xe khi di chuyển trong đường bị ngập sâu do mưa lớn.

Anh Lê Thanh Hùng, một lái xe taxi trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, làm tài xế đi lại thường xuyên trên đường nên anh đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn, ngã xe với nguyên do là vạt áo mưa, áo chống nắng của người đi đường quá dài, vướng vào vòng bánh xe máy. Khi điều này xảy ra, người lái xe luôn bị vạt áo kéo giật mạnh lại phía sau, xe đổ, dẫn đến bị ngã xuống đường, rất nguy hiểm.

Anh Hùng cho biết: “Những vụ tai nạn, ngã xe kiểu này, đa phần người đi đường đều là phụ nữ, ít kinh nghiệm, chậm phản ứng nên rất hay luống cuống. Ngã ngửa về phía sau bất ngờ có thể dẫn tới chấn thương sọ não, chưa kể phương tiện phía sau di chuyển lên, không phanh kịp, rất nguy hiểm. Rất nhiều lần, tôi phải lái xe đến gần, hạ kính xuống và nhắc nhở người phụ nữ đi đường cần gạt vạt áo gọn lên”.

Anh Lê Thanh Hùng nói:

Như vậy, trời nắng nóng, hầu hết chị em phụ nữ đi đường đều mặc đồ chống nắng với nguy cơ gây cản trở tầm nhìn hoặc bị cuốn vào phương tiện. Đây là một nguyên nhân gây tai nạn mà ít ai ngờ tới, nhưng đã từng xảy ra với một số chị em. Vì thế, các chị em phụ nữ cấn lưu ý khi chọn váy chống nắng cần tránh những chiếc váy quây có nguyên liệu thun mềm, khi đi xe dễ bị cuốn vào bánh sau. Khi mặc váy chống nắng, phải để vạt váy chống nắng gọn lại, cuốn vòng quanh chân, không lòe xòe. Với vạt áo mưa, cần lưu ý gài vạt áo gọn lại, ngồi đè lên vạt áo, cho vạt áo mưu xuống dưới yên xe, vừa tránh nước mưa tạt vừa tránh nguy cơ vạt áo vướng vào bánh xe.

Bên cạnh việc người tham gia giao thông phải sử dụng các vật dụng chống nắng từ khi ra khỏi nhà thì khi lưu thông đến điểm dừng đèn đỏ, nhiều người đi đường còn tự ý dừng đỗ bất kỳ nơi nào có bóng râm. Cụ thể, từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều hàng ngày, nhiệt độ ngoài trời lên cao, vì vậy trên đường phố người tham gia giao thông khi tới các ngã tư có đèn tín hiệu thường tránh nắng bằng cách dừng phương tiện đột ngột dưới các bóng cây từ xa để tránh nắng, bất chấp nguy cơ tai nạn giao thông; đặc biệt là tái diễn tình trạng vượt đèn đỏ.

Chính vì mỗi người tham gia giao thông theo kiểu riêng của mình như vậy nên tại các nút giao thông có đèn tín hiệu thường xảy ra tình trạng xe sau tông vào phía trước, cùng với đó là người đi đường nóng nảy cãi vã nhau. Thậm chí có trường hợp đi xe máy còn cầm ô để che nắng; hay một số thanh niên chụp úp cả miếng các-tông, xô nhựa lên đầu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chị Phạm Thị Thúy, người dân ở quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ quan sát về tình trạng vi phạm giao thông trong thời tiết nắng nóng của nhiều người tham gia giao thông: “Trời nắng chói, việc quan sát các phương tiện khác bị hạn chế nên tôi không dám đi nhanh, nhưng nhiều lần đến ngã tư, mặc dù đèn giao thông đang ở màu xanh nhưng tôi vẫn phải dừng lại nhường đường cho những phương tiện vượt đèn đỏ đang lao tới. Tại các ngã, ba ngã tư có rất nhiều phương tiện thường núp dưới bóng cây chờ hết đèn đỏ, dù các bóng cây này còn cách khá xa vạch dừng”.

Chị Phạm Thị Thúy chia sẻ:

Nhiều người cố núp vào bóng râm để tránh nắng - Ảnh Báo Dân Việt

TS Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia phân tích về mức độ nguy hại của những biện pháp tránh nắng không phù hợp này: “Dưới cái nắng đổ lửa và sự oi bức phả lên từ mặt đường nhựa, nhiều người dân đã không đủ kiên nhẫn đợi hết thời gian dừng đèn đỏ mà tìm đủ mọi cách tránh nắng như dừng đỗ đột ngột ở các nơi có bóng râm, hay len lỏi đi lên vỉa hè vòng tránh tín hiệu đèn. Thậm chí, là tranh thủ vài giây cuối trước khi chuyển tín hiệu để lạng lách, tăng ga, giành quyền đi trước mà không cần biết hành vi này rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông”.

TS Khương Kim Tạo nói:

Theo phân tích từ các chuyên gia, nắng nóng vào những giờ cao điểm trong ngày đã tác động rất lớn vào thị giác người đi đường. Không chỉ chiếu trực diện vào người tham gia giao thông, ánh nắng còn phản xạ từ mặt đường, cửa kính các tòa nhà hay những chiếc xe khác đang cùng chạy trên đường khiến những người tham gia giao thông dễ bị hoa mắt, lóa tạm thời dẫn đến lái lệch làn xe gây ra tai nạn. Bởi nắng nóng tác động đến hầu hết các giác quan. Nếu trời quá nắng sẽ xảy hiện tượng khúc xạ ánh sáng, mắt người đi đường có thể nhìn thấy ảo ảnh dẫn đến điều khiển phương tiện không chính xác. Thậm chí, có trường hợp, người điều khiển bị say nắng dẫn đến hiện tượng tự ngã. Ngoài ra, trong ngày nắng nóng, tâm lý người điều khiển phương tiện muốn đi nhanh, bất cẩn nên cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Trước những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết nắng nóng, để phòng tránh các nguy cơ tai nạn giao thông có hậu quả đáng tiếc, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân, hạn chế sử dụng các trang phục chống nắng gây hạn chế tầm nhìn như áo dài trùm kín mắt cá chân; thường xuyên sử dụng kính râm khi đi đường; nên giảm tốc độ tại các điểm giao cắt; Tuyệt đối tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ và Không tham gia giao thông khi có các biểu hiện bất ổn về sức khỏe như say nắng, mất nước, hoa mắt chóng mặt.

Từ việc khẳng định nắng nóng có khả năng làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông, TS Khương Văn Tạo, Nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nêu khuyến cáo: “Nắng nóng tác động đến cả tâm lý và hành động điều khiển phương tiện, tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Nếu bất đắc dĩ phải ra đường phải thì nên chọn các phương tiện công cộng. Nếu đi bằng xe máy, xe đạp, người điều khiển phải trang bị các thiết bị chống nắng như áo, mắt kính, mũ bảo hiểm… Ngoài ra, nếu có nhu cầu đi xa thì không nên đi xe máy mà sử dụng các phương tiện giao thông công cộng”.

TS Khương Văn Tạo nói:

Từ thực tế hiện nay do thời tiết nắng nóng nên tại các tuyến phố trung tâm Thủ đô thường xảy ra hiện tượng người điều khiển phương tiện bỏ qua quy định ATGT cứ vô tư đi vào bóng cây, trái làn đường hay dừng đèn đỏ đột ngột ở nơi có bóng râm, kể cả chỗ đó có nằm ngay giữa đường hay cách điểm dừng hàng chục mét. Hiện tượng này đã và đang làm gia tăng các vụ va quệt và nguy cơ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, để tránh nguy cơ tai nạn, người tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông ngay cả trong điều kiện nắng nóng.

Như vừa nêu, việc điều khiển phương tiện dưới trời nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông. Việc di chuyển dưới cái nắng gay gắt của mùa hè khiến ai cũng cảm thấy mệt mỏi và đôi khi lơ là việc chấp hành các quy định đảm bảo ATGT. Vậy làm thế nào để việc lưu thông trong thời tiết nóng bức hiện nay vừa thuận lợi, vừa phòng tránh được các sự cố đáng tiếc?

Phóng viên kênh VOV Giao thông Quốc gia đã ghi nhận một số ý kiến chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này: “Dù rất muốn nhanh chóng thoát khỏi cảnh chạy xe trong trời nắng nóng, nhưng bạn không nên lái xe với vận tốc nhanh hay vượt đèn đỏ. Bởi vì khi đi nhanh, bạn rất khó kiểm soát được tay lái, chưa kể tinh thần và sức khỏe của bạn khi đi dưới trời nắng đều hạn chế để có thể tập trung lái xe và xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ xảy ra”. Một người khác chia sẻ ý kiến: “Đề nghị người tham gia giao thông luôn làm chủ tốc độ, đi đúng làn đường, phần đường, đặc biệt tại các nút giao thông cần chú ý quan sát. Dưới thời tiết nắng nóng có thể gây chói mắt hoặc mồ hôi gây cản trở tầm nhìn khiến người tham gia giao thông không để ý được các tình huống bất ngờ. Quan trọng nhất vẫn là người tham gia giao thông phải tuân thủ tốc độ, không phóng nhanh vượt ẩu, bình tĩnh, xử lý mọi tình huống”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Những ngày qua, nắng nóng tại Hà Nội diễn ra gay gắt, nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới hơn 40 độ C. Vì thế, tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định không chỉ tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn mà còn gây rối loạn giao thông tại các điểm đông đúc phương tiện. Mùa nắng nóng năm nay mới chỉ bắt đầu và sẽ còn gay gắt hơn trong thời gian tới, vì vậy việc đảm bảo an toàn giao thông ngày nắng nóng luôn cần được ưu tiên.

Rất mong cơ quan chức năng tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ để ngăn chặn, xử lí những trường hợp cố tình vi phạm. Đồng thời, người tham gia giao thông cũng phải nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho chính mình và người khác.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //