Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người dân không 'mặn mà' với nhà tái định cư

Phóng viên - 31/05/2017 | 16:39 (GTM + 7)

VOVGT - Nhu cầu tái định cư để giải phóng mặt bằng luôn là một vấn đề nan giải ở Hà Nội, tuy nhiên người dân lại không mặn mà về ở những khu tái định cư hiện có

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Những năm qua, công tác đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư luôn được thành phố chú trọng nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhiều người dân không mặn mà, thậm chí bức xúc với nhà tái định cư khi chất lượng nhà tái định cư, đặc biệt là việc quản lý, vận hành còn nhiều bất cập.

Trên thực tế, có không ít khu tái định cư xây xong đã lâu nhưng không thấy dân đâu. Điển hình như khu nhà tái định cư Hoàng Cầu. Tại đây, 4 tòa nhà CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thành, bàn giao cho người dân được hơn một tháng, thế nhưng số căn hộ có người chuyển đến sinh sống chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết, chính sách xây nhà tái định cư cho những hộ dân bị thu hồi đất dự án là điều tốt, tuy nhiên, biện pháp này chưa thực sự đem lại hiệu quả và cần có hướng giải quyết khác nhằm hạn chế tình trạng các khu nhà tái định cư không có người ở. Theo quan điểm của TS Phạm Sỹ Liêm, các khu tái định cư hiện nay được xây dựng theo kiểu "bao cấp".

Nghĩa là Nhà nước bỏ tiền để thi công, khi xây xong dù chất lượng ra sao vẫn được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Thêm vào đó, do không được giám sát chặt chẽ nên chất lượng của các dự án này không được chú trọng, nhiều nơi đưa vào sử dụng chưa lâu đã có các dấu hiệu xuống cấp như thấm dột, có các vết nứt trên tường…Ngoài ra, vị trí của một số khu tái định cư nằm ở những nơi không thuận lợi, ở khu vực đất đai rẻ, hay cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích quá thiếu thốn. Việc bố trí nhà tái định cư không phù hợp với điều kiện sinh hoạt của các hộ thuộc diện di dân là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều khu nhà bị bỏ hoang như hiện nay.

TS Phạm Sỹ Liêm cho biết:

Nhà tái định cư là nhà bao cấp mà cũng không có nhiều, chi ở một số nơi cố định thôi. Cho nên không đáp ứng được nhu cầu người dân và nhà bao cấp chất lượng thường xấu. Thứ 2 nữa là nhà tái định cư muốn giảm tiền giảm chi phí nên đã lấy đất ở xa, ở ngoại thành cho rẻ. Thế nhưng bây giờ họ sẽ cho con học ở đâu, thậm chí họ phải đi làm xa tới cả chục km. Thế nên họ không mặn mà gì khi ở những nhà tái định cư như vậy.

Để xảy ra những tồn tại, bất cập này, phía Bộ Xây dựng cũng cho biết, bên cạnh những khó khăn, vướng mắc do chưa có văn bản pháp luật quy định riêng về quản lý, vận hành và sử dụng quỹ nhà tái định cư, hay việc bầu Ban Quản trị nhà chung cư còn rất ít, trong khi đó việc thu kinh phí đóng góp theo quy định của người dân còn hạn chế, nên đã gây khó khăn cho công tác duy tu, sửa chữa quỹ nhà tái định cư… Ngoài ra, do yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết bố trí nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố, nhiều dự án chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế công lập…) đã phải bố trí cho các hộ dân vào ở; một số khu tái định cư được xây dựng đã quá lâu do chưa tính đủ diện tích để phục vụ sinh hoạt cộng đồng, để xe…cũng ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, gây bức xúc cho các hộ dân khi chuyển đến ăn ở lâu dài.

Trước thực trạng này, ông Hoàng Bình Minh, Trưởng Ban Quản lý tòa nhà công sở, Sở Xây dựng (1 trong 3 đơn vị được thành phố giao quản lý các tòa nhà tái định cư) hiện đang quản lý 13 tòa nhà tái định cư đề nghị chủ đầu tư phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị thi công để bảo hành, bảo trì chất lượng các công trình:

Nhiều tòa nhà công trình xuống cấp rất nhanh, đặc biệt là hệ thống thang máy, thậm chí là gạch lát bong, thấm dột. Tôi đề nghị các chủ đầu tư của các dự án nhà tái định cư phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhà thầu thi công để thực hiện công tác bảo hành các chủ đầu tư phải có chế tài với các nhà thầu thi công. Nếu các nhà thầu thi công chậm quá trình bảo hành thì tôi đề nghị phải giảm trừ quyết toán ngay, báo cáo cơ quan thẩm quyền dừng thi công những dự án đối với những nhà thầu chậm bảo hành thì chúng ta mới đảm bảo chất lượng của khu nhà tái định cư.

Còn theo TS Phạm Sỹ Liêm, cách tốt nhất cho vấn đề này là đền bù theo giá thị trường để các hộ dân mua nhà theo nhu cầu của họ. Điều này một phần khuyến khích sự phát triển của thị trường bất động sản Hà Nội. TS Phạm Sỹ Liêm bày tỏ quan điểm:

Chính sách tái định cư là rất cần nhưng nhà tái định cư thì không cần mà chỉ cần đền bù thỏa đáng theo thị trường. Còn người dân ra thị trường mua nhà. Không được ép người dân đến nhà mà đã được chỉ định ở đấy.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 166 tòa nhà tái định cư với khoảng 14.000 căn hộ đã hoàn thành. Việc sử dụng, vận hành nhà tái định cư có nhiều vấn đề tồn tại, trong đó nổi cộm là những việc diễn ra nhiều năm nhưng chưa được khắc phục... Do đó, năm 2017, để tăng cường nhiệm vụ quản lý, hạn chế, khắc phục những tồn tại, yếu kém, từng bước nâng cao chất lượng của công tác quản lý, vận hành nhà chung cư tái định cư đang khai thác, sử dụng trên địa bàn, UBND thành phố cũng yêu cầu làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc chậm thành lập Ban quản trị nhà chung cư, đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thành lập các Ban quản trị nhà chung cư.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để các chính sách thực thi của pháp luật cũng như những chỉ đạo của thành phố Hà Nội đáp ứng được đúng mục đích, triển khai hiệu quả rất cần cơ chế phù hợp và sự tâm huyết của các cấp, các ngành, đơn vị quản lý và ý thức chấp hành của mỗi người dân sống trong các khu nhà tái định cư.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Bắt tín hiệu thị trường cho xuất khẩu gạo năm  2024

Bắt tín hiệu thị trường cho xuất khẩu gạo năm 2024

Dù tình hình thế giới được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt các tín hiệu thị trường để duy trì hiệu quả xuất khẩu.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 16/4, trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, có đến 22 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt giảm giá, kéo chỉ số MXV-Index sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp từ vùng đỉnh 7 tháng, với mức giảm 0,67% xuống 2.308 điểm.

// //