Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người Úc bảo vệ và giảng dạy cho trẻ em về ATGT thế nào?

Phóng viên - 20/09/2018 | 10:26 (GTM + 7)

VOVGT-Tháng 9 này tại Việt Nam là tháng cao điểm ATGT cho học sinh tới trường năm học 2018-2019...Còn người Úc bảo vệ và giảng dạy về ATGT cho trẻ em thế nào?

Chương trình Giáo dục An toàn đường bộ phối hợp với Bộ Giáo dục cung cấp tài liệu, giáo dục và phát triển kỹ năng giảng dạy về an toàn giao thông cho trẻ em

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tháng 9 này tại Việt Nam là tháng cao điểm đảm bảo trật tự, ATGT cho học sinh trong năm học mới. Còn ở các nước khác thì sao? Nhận thức được về tầm quan trọng của việc này, giới chức bang Victoria (Úc) đã đầu tư vào việc bảo vệ và giảng dạy ATGT cho học sinh.

Mới đây, cảnh sát phát hiện một người đàn ông lái xe với tốc độ 76km/h gần trường học trên đường Hardwick Crescent bang Victoria (Úc); có nồng độ cồn của vượt giới hạn cho phép. Ngay tập tức, người này bị đình chỉ giấy phép lái xe và sẽ phải hầu toà, trong đó có cả cáo buộc lái xe quá tốc độ qua khu vực trường học.

Theo quy định, giới hạn tốc độ gần trường học là 40km/h, nếu vượt quá có thể sẽ bị phạt tiền từ 168 đô la Úc (gần 3 triệu VNĐ) và trừ 1 điểm trên bằng lái đến 1.177 đô la Úc (khoảng 20 triệu VNĐ) và bị trừ 8 điểm trên bằng lại, đồng thời tước bằng trong 6 tháng.

Theo Thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc năm 2017, TNGT gây ra 260.000 cái chết trong độ tuổi dưới 19. Khoảng 2/3 trẻ em gặp phải nguy hiểm đến tính mạng vì TNGT trên toàn cầu; con số này phần lớn ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Những con số “biết nói” vừa nêu cho thấy, việc đảm bảo ATGT, giáo dục và nâng cao nhận thức cho trẻ em vô cùng quan trọng. Tại bang Victoria (Australia), từ năm 1986, Chương trình Giáo dục An toàn đường bộ phối hợp với Bộ Giáo dục cung cấp tài liệu, giáo dục và phát triển kỹ năng giảng dạy về an toàn giao thông.

Cô Jane Wright – Giáo viên chương trình Giám sát An toàn Đường bộ chia sẻ:

“Trong mỗi buổi học, các em sẽ được học tập lý thuyết rồi chơi trò chơi như đóng vai người đi bộ, cảnh sát giao thông, người đi xe đạp… để xử lý các tình huống giao thông. Sau trò chơi, cảnh sát giao thông sẽ khen thưởng những học sinh đã xử lý tình huống tốt, đúng quy định, chỉ ra các lỗi sai và đúc rút bài học kinh nghiệm”.

Trong năm 2018 – 2019, chính quyền tiểu bang Victoria đầu tư khoảng 23,9 triệu đô la Úc (hơn 400 tỷ VNĐ) để cải thiện an toàn giao thông xung quanh trường học. Đồng thời triển khai Chương trình Giám sát giao thông trường học. Bộ Lao động cũng chi thêm 18,9 triệu đô la Úc cho chương trình này.

Cụ thể, cha mẹ phải luôn đảm bảo cho con mình đi đúng làn đường vào trường học vì đây là điểm an toàn nhất để vào trường. Trường hợp có người giám sát qua đường, phải nhắc nhở trẻ nhỏ chờ trên lối đi bộ, cho đến khi cảm thấy an toàn thì đưa ra hiệu lệnh để qua đường.

Lái xe không được di chuyển khi có biển báo cầm tay của người giám sát băng qua đường

Tại đường giao nhau dành cho trẻ nhỏ mà không có người giám sát luôn phải có biển báo nhắc nhở các tài xế có trẻ em qua đường, các tài xế phải dừng xe ở vạch kẻ trắng để quan sát.

Ông Luke Donnellan – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhận định:

“Victoria dẫn đầu cả nước về an toàn giao thông và đặc biệt là chương trình Giám sát Giao thông học đường là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ em trên khắp các con đường”.

Theo Viện nghiên cứu ATGT Victoria, mỗi nhóm tuổi cần có phương pháp giáo dục khác nhau. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, cha mẹ và người giám sát phải luôn phải dắt tay khi tham gia giao thông.

Đối với trẻ từ 5 đến 12 tuổi, cung cấp thêm kinh nghiệm an toàn thực tế; bởi trẻ em dưới 12 tuổi không có kỹ năng và kinh nghiệm nên cần thiết lập các ví dụ điển hình mỗi ngày. Từ 12 tuổi trở lên, các em có thể trở nên độc lập hơn, tuy nhiên, với các tình huống phức tạp, vẫn cần giám sát; để để đảm bảo nhớ và làm theo các biện pháp an toàn.

Người lớn cũng cần làm việc với trẻ em để lập lộ trình các tuyến đi bộ và đạp xe an toàn. Tìm hiểu xem chương trình giáo dục an toàn đường bộ nào đang được dạy, và củng cố thêm những gì trường đang dạy.

Ông James Merlino – Bộ trưởng Bộ Giáo dục chia sẻ:

“Giao thông học đường đã tạo ra một sự thay đổi khác biệt, có lợi cho học sinh, phụ huynh và giáo viên. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định đầu tư vào dự án này nhằm nâng cao nhận thức của mọi người đối với ATGT của trẻ nhỏ”.

Chương trình này sẽ được hơn 3000 người giám sát trên toàn bang Victoria, đây là con số cao nhất cả nước. Và Victoria là tiểu bang duy nhất có các giao lộ gần trường học được giám sát .

Tại Việt Nam, mới đây, nhân Tháng cao điểm ATGT cho trẻ em tới trường; Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc Gia Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Cần phải đổi mới phương pháp, hoàn thiện chương trình đào tạo gắn liền lý thuyết với thực hành về văn hoá giao thông và đưa vào chương trình chính khoá trong hệ thống giáo dục phổ thông; có chiến lược truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội…

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //