Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Một vài quy trình bảo dưỡng ô tô tại nhà

Phóng viên - 28/09/2018 | 15:55 (GTM + 7)

Duy trì xe trong tình trạng hoạt động tốt luôn là cách hiệu quả để đảm bảo an toàn, nhưng mỗi chiếc xe được cấu thành từ hàng nghìn bộ phận khiến bạn băn khoăn?

Một vài bước dưới đây giúp bạn bảo vệ xe một cách hiệu quả

Khi hết hạn bảo hành thì việc sửa chữa, bảo dưỡng ô tô sẽ “ngốn” một khoản phí không hề nhỏ. Mà đợi đến khi xe có dấu hiệu trục trặc mới mang đi kiểm tra thì lúc này ô tô đã bị “bệnh nặng”, vừa tốn tiền vừa mất nhiều thời gian cho quá trình sửa chữa.

Với những tìm hiểu cơ bản và sự quan tâm đúng mực về các bước bảo trì, bảo dưỡng không quá tốn kém, người sử dụng ô tô hoàn có thể tránh khỏi những hư hỏng phát sinh tiêu tốn. Hãy cùng tham khảo một vài quy trình bảo dưỡng ô tô tại nhà dưới đây:

Kiểm tra hệ thống điện và hệ thống phanh

Cụ thể là bình ắc quy, hãy thường xuyên vệ sinh các cực bình ắc quy và đảm bảo chúng luôn được xiết chặt và tiếp xúc tốt. Bởi ắc quy là “trái tim” của xe, vậy nên mỗi tháng cần phải kiểm tra một lần để biết tình trạng xe còn hoạt động tốt không và độ sạch của các cực điện. Trong trường phải thay ắc quy, đừng quên kiểm tra tổng thể nguồn điện để đảm bảo tất cả hệ thống vẫn hoạt động tốt.

Ngoài ra cũng nên quan sát các đèn báo để biết tình trạng hoạt động của xe cũng như kiểm tra các hộp cầu chì trên xe. Kiểm tra độ sáng của hệ thống đèn, bao gồm đèn pha trước, đèn hậu, đèn phanh và các loại đèn tín hiệu khác. Tất cả đều cần được thử nghiệm độ sáng, độ chiếu xa; đặc biệt là đen pha bởi nếu bị lệch có thể gây mất tập trung, nguy hại đến quá trình điều khiển.

Xe chạy được khoảng 5.000 – 7.000km, hệ thống phanh thường sẽ bị bám bụi, các mạt vụn hoặc dầu mỡ bám trên phanh làm giảm hiệu quả. Việc cần làm là vệ sinh sạch sẽ các chất bẩn, nếu có đội kê, có thể tháo rời bánh xe tại nhà và tiến hành vệ sinh phanh cho sạch. Lấy giấy nhám để vệ sinh bố phanh, dùng chai dung dịch vệ sinh để bảo dưỡng đĩa phanh và hệ thống phanh.

Kiểm tra dầu máy và các dung dịch cần thiết

Thực tế, việc kiểm tra lượng dầu nhớt nên được thực hiện khoảng 3 tuần 1 lần; thay dầu lọc nhớt sau khi đi khoảng 10.000km. Nếu xe thường xuyên chạy trong đường phố đông đúc hoặc trong môi trường nhiều bụi bẩn, có thể thay dầu nhớt sau mỗi 5.000km.

Dầu nhớt được coi như là “máu” trong cơ thể giúp xe vận hành trơn tru, không gây tiếng ồn. Ví dụ, để kiểm tra dầu, hãy chạy xe trong vài phút cho máy ấm rồi tắt động cơ, sau đó dùng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu, có thể thay hoặc châm thêm nếu mực dầu thấp.

Ngoài ra, cũng nên thường xuyên kiểm tra các loại dung dịch khác như dầu hộp số, dầu phanh, nước làm mát,v.v.. để đảm mọi thứ đều trong tình trạng ổn định nhất.

Kiểm tra nước làm mát

Bên cạnh nhớt và không khí, động cơ xe cần hệ thống tản nhiệt bằng nước hoạt động tốt để giữ nhiệt độ hoạt động không vượt quá cao, gây hư hỏng động cơ nghiêm trọng. Hãy mở nắp khoang động cơ và kiểm tra mực nước làm mát.

Thông thường, nên sục két nước và bổ sung nước làm mát ít nhất 2 năm/ lần. Nếu nhìn thấy có vũng nước nhỏ dưới xe khi đỗ, điều này có nghĩa xe đang bị rò rỉ nước làm mát, cần phải đi kiểm tra và sửa chữa.

Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước

Cần lưu ý tất cả các cửa sổ, gương, kính chắn gió trên xe luôn sạch sẽ và không bị hỏng. Bởi chỉ một lỗ hỏng hay vết nứt trên kính chắn gió cũng đủ gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và những người xung quanh.

Nên kiểm tra định kỳ tất cả hệ thống cửa, kính để tìm xem có phát hiện ra vết nứt nào không và thay thế bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng càng sớm càng tốt. Nên thay cần gạt nước mỗi năm 1 lần trước mùa mưa.

Bảo dưỡng bề mặt sơn xe

Cần bảo vệ lớp sơn xe một cách cẩn thận và giữ chúng luôn sạch sẽ bằng cách lau sạch các dấu vết của các chất bẩn trước khi chúng đóng cục bám trên xe.

Nếu lúc thay dầu phanh hay làm vệ sinh kim phun, tránh để hóa chất tiếp xúc với bề mặt sơn vì nó có thể phá hủy lớp sơn bảo vệ xe.

Vệ sinh, chăm sóc nội thất và kiểm tra dây an toàn

Nếu dây an toàn bị bẩn, không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh bởi có thể làm mài mòn dây đeo. Luôn giữ dây an toàn sạch sẽ để đảm bảo độ chắc chắn và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ bên trong xe. Đồng thời, đây là bộ phận không thể sửa chữa nên khi nhận thấy dây bị mòn, rách hoặc hư hỏng, cách tốt nhất là thay thế.

Hãy tự tay chăm sóc cho nội thất xe, bởi đây là nơi gần gũi nhất với người lái xe. Làm sạch và hút bụi nội thất khi cần thiết, tuy không phải là công việc quá phức tạp, nhưng quá trình chăm sóc cho không gian nội thất phụ thuộc rất nhiều vào chính chủ nhân chiếc xe.

Khi thực hiện, phải tiến hành các bước theo một cách khoa học kết hợp sử dụng những dụng cụ và hóa chất chuyên dụng để không làm hư hỏng các bộ phận bên trong.

Ngoài ra, hãy dùng máy hút bụi để hút sạch các bụi bẩn trên xe cũng như các ngõ ngách. Sau khi vệ sinh sạch sẽ nội thất, nên khử mùi cho không gian trong lành suốt cuộc hành trình.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //