Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Một ngày khám phá làng cổ Đường Lâm

Phóng viên - 21/08/2018 | 13:37 (GTM + 7)

VOVGT- Cách Hà Nội 44km, làng cổ Đường Lâm chính là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một vùng quê thanh tịnh để nghỉ ngơi sau những bộn bề của cuộc sống.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Dulich24

Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”.

Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với 956 ngôi nhà truyền thống. Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Do vị trí gần Hà Nội nên du khách thường tới Đường Lâm và về luôn trong ngày. Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể bắt tuyến số 70, 71, 77 để đến bến xe Sơn Tây, sau đó bắt xe ôm hoặc taxi đi vào làng cổ Đường Lâm.

Còn nếu đi xe máy hoặc ô tô xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đi hai đường: Cách thứ nhất: Từ Hà Nội đi theo Đại lộ Thăng Long đến ngã ba Hòa Lạc thì rẽ phải, theo đường 21, đi qua Sơn Lộc đến ngã tư giao nhau với đường 32 thì có biển chỉ dẫn vào Làng cổ Đường Lâm.

Cách thứ hai: Từ Hà Nội đi về phía Nhổn, theo đường 32 lên đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao nhau với đường 21 sẽ có lối rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở bên tay trái đường.

Sau khi mua vé thăm quan bạn có thể gửi xe và đi bộ vào làng. Bạn nên dừng chân tại quán chè của bà cụ đối diện đình làng Mông Phụ, uống nước chè xanh và ăn kẹo Dồi kẹo Lạc. Bạn có thể hỏi thêm cụ về đường đi lối lại trong làng.

Đình làng Mông Phụ

Buổi sáng bạn nên đi loanh quanh trong làng, thăm quan: đình Mông Phụ , nhà thờ thiên chúa trong làng, Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, chùa Mía.

Và thật thiếu sót nếu không ghé thăm 2-3 ngôi nhà cổ tại đường Lâm. Làng cổ Đường Lâm có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850,… Những ngôi nhà cổ này đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói,… với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.

Bạn có thể ăn trưa tại một số nhà hàng phía Cổng Làng, hoặc hay hơn cả là đặt ăn cơm của nhà dân trong làng.

Buổi chiều bạn đi thăm quan 2 ngôi đền thờ 2 Vua. Trên đường về bạn thăm Đền Và, sau đó qua thành cổ Sơn Tây.

Thời gian Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm có thể đi quanh năm, vào mùa lúa chín tháng 9 hoặc tháng 5 bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm những con đường làng rát đầy Rơm khô. Tha hồ chụp ảnh và tận hưởng.

Đi về nơi hoang dã ở thành phố Đà Lạt mộng mơ

(Bài viết của nhà văn Di Li, đăng trên An ninh thủ đô)

Ra khỏi trung tâm thành phố Đà Lạt bình yên, người ta có thể thử chút cảm giác mạnh ở các khu du lịch có những ngọn thác nổi tiếng như trò chơi máng trượt và leo dây mạo hiểm ở thác Dalanta; hoặc vượt thác, thám hiểm, câu cá, cắm trại ở thác Bobla. 

Thác Prenn nằm ngay kề trung tâm Đà Lạt, trên đường ra sân bay, là một dòng thác lơ thơ như cảnh giả của một công viên giải trí, nhưng thác Cam Ly kế bên khu Hòa Bình thậm chí còn cạn nước đến mức trở thành kho chứa nước thải của thành phố. Muốn trải nghiệm cảm giác sống động, hùng vĩ thực sự của những dòng thác, bạn nên chịu khó đi xa thêm vài chục cây số để chiêm ngưỡng dòng suối tóc thiên nhiên nơi thác Pongour, thác Cửa Thần, thác Gougah, thác Đambri, thác Voi… Những con thác cao nguyên từ lâu đã trở thành biểu tượng hùng tráng với vô số truyền thuyết tình yêu của những dũng sĩ và sơn nữ người K’Ho.

Đà Lạt có khí hậu và cảnh sắc kiểu trời Âu, vì lẽ tương đồng này mà tôi cũng ít gặp khách nước ngoài. Hồ nước xanh lặng lờ được bao quanh bởi những sườn đồi trồng thông, trồng trúc. Nắng vàng rót mật óng ánh trên những vườn hoa đủ màu. Và sớm mai khi nào cũng heo heo lạnh với chút hanh hao của buổi ban trưa.

Người xứ mình thì lấy làm quý giá lắm nhưng dân Âu châu thì không thiết mấy bằng những bãi biển dậy sóng ở Phan Thiết, Nha Trang, những đỉnh núi mù sương Sa Pa hay những con đường trầm mặc cung đình xứ Huế. Điều hấp dẫn khách du lịch nước ngoài nhiều nhất đối với Đà Lạt ấy lại là du lịch mạo hiểm. Họ thường khởi hành các chuyến trekking từ khu du lịch Đá Tiên ở hồ Tuyền Lâm vượt đỉnh Pinhat cao 1.669m để đến điểm du lịch núi Voi và làng dân tộc Đarahoa.

Nhắc đến làng Đarahoa thì người Đà Lạt không ai không biết tới ông Nguyễn Đức Phúc, người được coi là “chúa rừng” dưới chân núi Voi.

Ông Phúc được dân làng Đarahoa gọi âu yếm là Papa Phúc. Năm 1992, ông Phúc xin nhận 355ha rừng dưới chân núi Voi và kêu gọi đồng bào dân tộc K’Ho về định cư. Ông thành lập làng Đarahoa với đầy đủ già làng, trưởng bản và trường học cho trẻ em. Ngoài những vườn cà phê và khu chăn nuôi giúp tạo thu nhập cho dân làng thì du lịch chính là nguồn thu chủ đạo giúp duy trì Đarahoa.

Khu du lịch núi Voi ở Đà Lạt vẫn còn nguyên sơ với những bãi đầm lầy ngút sậy 

Khu du lịch núi Voi không giống như resort Cadasa, EdenLake, Mandagui hay Ana Mandara phục vụ du khách bằng xe ô tô cổ. Papa Phúc cứ để nguyên sơ như thế với những bãi đầm lầy ngút sậy, những khu nhà sàn mà tối đến muỗi mòng vo ve tận mùng. Du khách ngủ lại trong các căn nhà tiện nghi vừa phải, khi màn đêm buông thỏa sức nghe tiếng chim kêu vượn hú voi gầm, cả tiếng róc rách đặc trưng của “suối trên ngàn” (Theo tiếng K’Ho, Đarahoa nghĩa là “suối trên ngàn”).

Những người yêu thích cảm giác hoang sơ, mạo hiểm mà không kém phần lãng mạn có thể thuê một ngôi nhà tổ chim trên ngọn cây. Có rất nhiều nhà tổ chim như thế được gắn trên những thân cây ở độ cao từ 6-20m. Để lên được khách sạn “trên Trời” này, khách phải đủ can đảm vượt qua nỗi sợ độ cao để ngoắc ngoẻo từng bậc một trên hai cầu thang cheo leo bắc vào thân cây kiểu thổ dân.

Leo lên đến nơi thì khỏi muốn xuống, phần vì nghĩ đến quãng đường mạo hiểm vừa rồi đã đủ phát ngại, phần vì nhà tổ chim thi vị quá. Trong “nhà” có đủ cả giường nệm, bàn nước tí hon và cả một công trình phụ tí hon ở “gian” bên cạnh. Ngồi trong khách sạn “thiên đường”, thò cổ ra ngoài ô cửa sổ tí hon ngắm toàn cảnh núi rừng lấp lánh nắng vàng và ríu ran chim hót, dễ tưởng đâu rằng ta được sinh ra ở giữa thiên nhiên này.

Ở Đà Lạt, các tư gia đều nhang nhác quán cà phê vườn, còn những quán cà phê cao nguyên, có lẽ đã được thiên nhiên ưu đãi cho vị trí đắc địa nhất trên dải đất hình chữ S. Vào quán uống một ly cà phê cao nguyên, ấy cũng như vãn cảnh thần tiên ở một khu du lịch, với thác và suối reo róc rách, cối xay nước kẽo kẹt, vườn hoa khoe màu ngũ sắc, thảm cỏ lưng chừng đồi, nước mưa thánh thót từ trên giọt gianh.

Quán xá mà cứ róc rách, tí tách nỉ non như thế, nếu có cái hẹn công việc với người khác giới âu cũng là không dám vào. Mà quán cà phê nào trên đất cao nguyên này cũng nên thơ như cõi mộng, vì nếu không ngự trên lưng chừng núi, không ẩn mình bên vệ đường tím ngắt màu phượng, thì cũng vươn ra lan can giữa hồ nước lấp lánh thông soi. Do vậy, nếu tới Đà Lạt để đi công tác, hay bất kỳ mục đích gì không vương vấn đến chữ tình, ắt là nên tránh đừng bước ra khỏi cửa khách sạn. Bởi nếu không có một người nào đó bên cạnh, Đà Lạt rất dễ khiến bạn chạnh lòng.

Ngay trong khu vực nhà khách Minh Tâm đã có một quán cà phê đặc biệt. Quán hình tròn và có chóp mái bằng vải như rạp xiếc, núp bóng dưới những bậc thang sâu như che giấu, như ngụy trang khỏi ánh mắt người qua lại, ấy nhưng luôn có khách. Quán có hai người đàn bà xinh đẹp hát nhạc Trịnh. Tối nào cũng hát, dù đông khách hay ít khách, dù lạnh se sắt hay mưa rơi ủ rũ. Một người còn trẻ, trên tay lúc nào cũng có cây đàn guitar, một người đã bước xế chiều, giọng trầm liêu trai nhang nhác Khánh Ly nhưng tuổi tác đã khiến chất giọng thêm phần hiu quạnh mà bớt đi âm vực cao khỏe khoắn.

Quán âm u tối mà ấm áp trong ánh nến và hoa hồng. “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ” lại chậm rãi từng giọt đàn. Có lẽ không nơi nào nghe nhạc Trịnh hợp hơn không gian Đà Lạt, nơi có nỗi buồn không tê tái, không xót xa, không kiệt quệ mà cứ chìm dần vào bâng khuâng lúc nào không biết. Nghe nhạc Trịnh trên cao nguyên tình yêu, thấy trần gian này sao đã cho mình nhiều đến thế, và chốc bỗng vụt xa ngái như hồ đã không còn ký ức.

Nghe toàn bộ nội dung chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //