Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mặt trái phong trào chia sẻ xe đạp ở Trung Quốc

Phóng viên - 18/04/2018 | 5:25 (GTM + 7)

VOVGT – Cung vượt quá cầu, hàng núi xe đạp bị bỏ phế đã khiến các nhà quản lý tại Trung Quốc đau đầu.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hàng núi xe đạp bị bỏ phế khiến các nhà quản lý tại Trung Quốc đau đầu

Tại Trung Quốc, dịch vụ chia sẻ xe đạp là một ý tưởng tích cực, vừa giảm ùn tắc, bảo vệ môi trường, vừa khuyến khích người dân vận động. Tuy nhiên, cung vượt quá cầu, hàng núi xe đạp đang bị bỏ phế đã khiến các nhà quản lý đau đầu.

Dịch vụ chia sẻ xe đạp bùng nổ ở Trung Quốc từ đầu năm 2016; với kỳ vọng giải quyết ùn tắc; giảm ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo đó, các công ty cho phép người dùng điện thoại thông minh mở khóa, sử dụng, và trả xe ở bất cứ địa điểm nào.

Mô hình này nhanh chóng phát huy hiệu quả và nhiều công ty công nghệ cho ra đời những ứng dụng chia sẻ xe đạp như Mobike, Ofo  hay BlueGogo. Họ mua những chiếc xe đạp có kiểu dáng trẻ trung, hiện đại, lắp đặt hệ thống khóa cùng thiết bị định vị vệ tinh và đặt chúng tại các bãi đỗ dọc vỉa hè trước ga tàu, bến xe buýt, trường học, siêu thị... để khách hàng thuê bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

Năm 2017, ở thời kỳ đỉnh cao, BlueGogo sở hữu 760 nghìn xe, Ofo có 3 triệu xe còn Mobike sở hữu tới 5 triệu xe. Nhưng, mọi chuyện ngày càng trở nên khó khăn khi các công ty cung cấp dịch vụ bùng nổ ở quy mô và số lượng ngày càng lớn; trong khi nhu cầu thật sự lại không cao như dự đoán.

Bên cạnh đó, sự phát triển chưa tương xứng của cơ sở hạ tầng hay quy định pháp luật cũng nhanh chóng cho thấy mặt trái. Vỉa hè rộng lớn nhanh chóng bị thu hẹp bởi những chiếc xe đạp. Người ta đậu ở bất kỳ đâu, thậm chí vứt bỏ chúng sau khi đã thuê mà không có tiền trả. Hồi đầu năm nay, Bộ Giao thông Trung Quốc tuyên bố sẽ siết chặt quản lý dịch chia sẻ xe đạp để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và đưa ngành này phát triển theo hướng lành mạnh, trật tự.

Giáo sư Đường Nhiệm Ngũ, Trường Đại học Bắc Kinh cho biết: “Quản lý không theo kịp sự phát triển, xe đạp quá nhiều, thấy ở khắp nơi, để rất bừa bãi. Ngày càng nhiều công ty phá sản. Nguy cơ mất tiền đặt cọc của người dân là rất lớn”.

Do vậy, hàng loạt công ty lâm vào cảnh “sập tiệm”. Xe đạp vứt ngổn ngang, chồng chất lên nhau nơi công viên, đường phố và khắp các ngõ ngách.

Bên cạnh đó, một số khách hàng cho biết họ gặp khó trong việc lấy lại tiền đặt cọc. Một số người thậm chí lấy xe đạp về nhà và rao bán trên mạng vì họ không thể lấy lại được tiền cọc.

Chị Cao Yueqi cho biết: “Dịch vụ chia sẻ xe đạp ban đầu khá thuận tiện. Nó giúp tôi giải quyết những chặng đường quan trọng như từ trường tới trạm tàu điện hay từ nhà đến siêu thị. Tuy nhiên, nhiều người dùng thiếu ý thức bỏ lxe rất cẩu thả ở nơi công cộng. Họ để nằm trên mặt đất hay thậm chí vứt lên bụi cây. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và làm xấu hình ảnh thành phố”.

Ông Yu Xue - Chuyên gia phân tích của hãng nghiên cứu công nghệ IDC cho biết, năm trước, Trung Quốc có trên 60 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực chia sẻ xe đạp; nhưng năm 2018 này sẽ chỉ còn chưa đầy 10 công ty có thể trụ lại. Ngoài ra, mức độ thiệt hại vẫn chưa thể thống kê, bởi nhiều công ty đột nhiên dừng hoạt động mà không có dấu hiệu báo trước.

Hiện, nguồn vốn rót vào lĩnh vực này đã cạn. Ông Li Gang - Giám đốc điều hành Bluegogo ngậm ngùi: "Chúng tôi nhận được nhiều đánh giá tốt, kết quả làm việc với các quỹ đầu tư rất tốt… nhưng chẳng nhận được đồng vốn nào". Hiện Bluegogo đã bị sát nhập vào công ty đối thủ. Trước đó không lâu, hãng này có tới 20 triệu khách hàng thường xuyên, với hơn 760 nghìn xe.

Hiện Trung Quốc đang tìm cách hạn chế dịch vụ chia sẻ xe đạp. Một số thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến cấm triển khai thêm xe và yêu cầu tăng cường biện pháp chấn chỉnh. Giới chức thì đang vật lộn để giải quyết những mặt trái của dịch vụ này.

Còn tại Việt Nam, nhiều người vẫn băn khoăn về phương tiện thay thế cho xe máy ở những tuyến đi ngắn. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của Trung Quốc, chuyên gia và các nhà quản lý cần có sự nghiên cứu để có một mô hình phù hợp; để làm sao phát huy được hiệu quả và hạn chế được những mặt trái của dịch vụ này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //