Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lộ trình và biện pháp của Hà Nội xóa các điểm ùn tắc giao thông

Phóng viên - 05/01/2018 | 7:30 (GTM + 7)

VOVGT- Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng, toàn TP vẫn còn 24 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc, đồng thời cũng phát sinh 13 điểm, nút giao thông ùn tắc

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong năm 2017, toàn thành phố phát sinh 13 điểm thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông (Ảnh: Thanh niên)

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, năm 2017, toàn thành phố đã xử lý được 17 điểm thường xuyên diễn ra tình trạng ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Trong số này, có những điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc, kể cả ngoài giờ cao điểm như: ngã tư La Thành – Hoàng Cầu, ngã tư Hoàng Cầu – Ô Chợ Dừa, 2 đầu cầu vượt Thái hà- Láng Hạ…

Ông Nguyễn Đức Toàn, Phó trưởng phòng kết cấu Hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội cho biết, giải pháp chính để xử lý các điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc là tháo bỏ, thu hẹp rào chắn thi công các công trình trọng điểm, tổ chức lại giao thông tại các nút và phân luồng, giảm tải phương tiện vào các nút thường xuyên diễn ra tình trạng ùn tắc, nhất là trong giờ cao điểm.

Chẳng hạn, với dọc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp với đơn vị thi công tiến hành khảo sát và thống nhất thu hẹp và dỡ bỏ một loạt hàng rào để đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại và phục vụ dân sinh. Đối với đoạn Mai Dịch- cầu Thăng Long, Sở GTVT Hà Nội cũng tổ chức giao thông, phân luồng phương tiện để giảm tình trạng ùn tắc trên tuyến đường này.

>>>Tăng cường giải tỏa áp lực ở các nút giao thông trọng điểm

Đánh giá kết quả đạt được, ông Nguyễn Đức Toàn, Phó trưởng phòng Kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội cho biết: “Phải tăng cường phối hợp tất cả các lực lượng, trong đó lực lượng công an, thanh tra giao thông, ngoài ra phải huy động các lực lượng của các địa phương cũng như các lực lượng có trên địa bàn như các trường học, các đơn vị thi công phải phối hợp với lực lượng liên ngành để chống ùn tắc.”

Tuy vậy, theo Sở GTVT Hà Nội, trong năm 2017, toàn thành phố cũng phát sinh 13 điểm thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, nhất là trong giờ cao điểm. Phân tích về tình trạng này, chuyên gia giao thông Doãn Minh Tâm cho rằng, việc xử lý tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố thời gian qua chưa mang tính bền vững. Bằng chứng là việc Thành phố xử lý được 17 điểm ùn tắc nhưng cũng phát sinh 13 điểm ùn tắc khác. Như vậy, hiệu quả việc xử lý các điểm ùn tắc chưa thật sự hiệu quả.

17 điểm thường xuyên diễn ra tình trạng ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm đã được xử lý (Ảnh: 24h)

Theo ông Tâm, gốc tích của tình trạng ùn tắc là sự quá tải của hạ tầng cơ sở. Khi hạ tầng cơ sở đã ở mức cố định thì giải pháp trước măt cần thực hiện là việc tổ chức giao thông cần được thực hiện thay đổi theo từng thời điểm đỏi hỏi đơn vị tổ chức giao thông phải thường xuyên theo dõi và xử lý kịp thời.

Ông Tâm nói: “Nếu nặng về tổ chức giao thông mà không có sự cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng thì nó sẽ khó bền vững. Bây giờ hạ tầng cơ sở là phải xét đến lưu lượng xe, số lượng xe, thành phần xe, trong khi số lượng xe không thay đổi hoặc ngày càng tăng lên, trong khi hạ tầng cơ sở không mở ra thêm được nữa thì cái gì tất yếu sẽ xảy ra.”

Thừa nhận thực tế này, ông Nguyễn Đức Toàn, Phó trưởng phòng Kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, do mật độ phương tiện giao thông không ngừng tăng, nên số lượng điểm ùn tắc vẫn không ngừng phát sinh. Ông Toàn cho rằng, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới vẫn là phải rà soát, tìm ra những điểm chưa hợp lý trong tổ chức giao thông để tổ chức lại. Với các công trình giao thông trọng điểm, Sở GTVT Hà Nội sẽ rà soát để thu hẹp các hàng rào chiếm dụng các tuyến đường để hạn chế ùn tắc tại vị trí thi công các công trình trọng điểm.

Đặc biệt, việc xử lý các hành vi vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cũng được coi là giải pháp trọng tâm nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn. Ông Toàn nói: “Việc rà soát hệ thống biển báo, sơn kẻ để xử lý nghiêm minh việc vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và sẽ cải thiện tình hình giao thông và tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn.”

Như vậy, trong năm 2017, Hà Nội đã xử lý được 17 điểm thường xuyên diễn ra ùn tắc giao thông, song cũng phát sinh 3 điểm ùn tắc khác. Điều đó cho thấy, hiệu quả xử lý tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố chưa mang tính bền vững, đòi hỏi cơ quan liên ngành của thành phố cần đánh giá đúng nguyên nhân của tình trạng ùn tắc để đề ra biện pháp hiệu quả, nhất là việc giảm tải phương tiện cơ giới vào nội đô để góp phần khắc phục tình trạng ùn tắc trên địa bàn.

>>>Tăng cường xử lý vi phạm dừng đỗ gây ùn tắc giao thông dịp cuối năm

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //