Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kỹ thuật căn làn đường và khoảng cách khi lái xe

Phóng viên - 21/08/2018 | 15:54 (GTM + 7)

Bám quá sát xe trước là một trong những nguyên nhân gây tai nạn bởi khi đó tài xế bị chắn tầm nhìn...

Quãng đường xe chạy kể từ khi tài xế nhận thấy mối nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn

Không đảm bảo khoảng cách với những xe đi trước là một nguyên nhân dẫn đến các tai nạn giao thông khi tầm nhìn của tài xế bị hạn chế. Để có thể căn được khoảng trống với xe đi trước 1 cách hợp lý, hãy tham khảo chi tiết hướng dẫn sau:

Tạo khoảng cách an toàn phía trước:

Để có thể xác định được khoảng trống phía trước an toàn, phải hiểu khoảng trống an toàn cần lớn hơn quãng đường mà xe di chuyển tính từ thời điểm người lái xe nhận thấy mối nguy hiểm và có ý định dừng xe cho tới khi xe dừng hẳn.

Khi đó, cần đến 3/4 giây là khoảng thời gian người điều khiển có thể quan sát và đưa ra quyết định dừng xe. Và phải mất từng đó thời gian để có thể thực hiện thao tác đạp phanh xe. Kể từ lúc này, xe của bạn đã bắt đầu giảm tốc độ.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, khoảng cách an toàn với xe phía trước tương đương với quãng đường mà xe đi được trong 2 giây (áp dụng với điều kiện thời tiết bình thường và đường tốt). Tăng lên 3 giây nếu chạy trên đường cao tốc và 4 giây khi đi trong thời tiết xấu, mặt đường không bằng phẳng hoặc dễ trơn trượt. Nếu bị hạn chế tầm nhìn, lên căn chỉnh thời gian tối thiểu là 3 giây.

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây:

Lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước tại thời điểm muốn đo. Nhẩm phép 3 tính cộng "1000+1; 1000 + 2; 1000 + 3".

Nếu đối tượng mốc ngang tầm xe khi đọc đến "3" có nghĩa rằng khoảng cách với xe phía trước là 3 giây.

Căn khoảng trống an toàn hai bên:

Khi di chuyển thông thường, cần ít nhất 1 mét khoảng trống an toàn mỗi bên. Nới rộng khoảng cách rộng nhất có thể khi chạy với tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc vượt người đi bộ, đi xe đạp.

Căn khoảng trống phía sau:

Với trường hợp này, không thể áp dụng theo cách căn khoảng trống như ở trên. Giải pháp để dừng xe là giảm tốc độ từ từ, kéo dài thời gian để xe sau kịp phản ứng. Hoặc có thể đưa ra giải pháp khác như chuyển làn hay táp vào lề đường để xe sau vượt.

Vị trí xe trong làn:

Trên đoạn đường 2 chiều, khi điều khiển ô tô hãy cho xe di chuyển vào gần vạch tim đường. Khi đó, sẽ hạn chế được việc xe khác lấn vào làn đường mà xe bạn đang đi.

Nếu đang ở rìa làn đường, cần lưu ý tránh xa các mối nguy hiểm từ lề đường như ô tô khác mở cửa xe... Vì vậy, hãy luôn cho xe di chuyển ở giữa làn đường.

Hạn chế lái xe vào điểm mù của các xe khác, nếu muốn vượt cần phải ra tín hiệu và vượt xe một cách nhanh chóng. Trên tuyến đường nhiều làn, làn bên phải thường an toàn hơn bên trái. Luôn giữ đúng làn đường khi tới gần các điểm dừng đèn đỏ.

Cách chọn khoảng trống an toàn:

Khoảng không gian cần thiết để xe có thể vượt qua ngã tư giao thông an toàn hoặc nhập vào dòng xe được gọi là khoảng trống. Trên thực tế, để có một khoảng trống đảm bảo an toàn không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Các yếu tố cần thiết để xác định khoảng trống gồm: tốc độ lưu thông, thời gian thao tác của người điều khiển, thời gian tăng tốc để xe đạt tốc độ di chuyển của dòng xe.

Ví dụ, trong trường hợp lái xe dừng trước đèn đỏ, với điều kiện lý tưởng, các phương tiện cần 2 giây để đi thẳng, 5 giây để rẽ phải rồi đạt tốc độ 50km/h và 7 giây để rẽ trái, đồng thời đảm bảo cho xe đạt tốc độ 50km/h.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //