Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kỹ năng tiêu dùng thời công nghệ: Làm gì để bảo vệ quyền lợi khách hàng?

Phóng viên - 27/12/2018 | 2:34 (GTM + 7)

VOVGT - Do không nắm rõ quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhiều người khi gặp sự cố không biết phải phản ánh tới ai, địa chỉ nào...

Kênh VOV Giao thông phối hợp với Bộ Công thương tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề: “Kỹ năng tiêu dùng thời công nghệ", với sự tham gia của 2 vị khách mời: Bà Hồ Thị Tố Uyên, Phó trưởng phòng - Phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương và Ông Cao Xuân Quảng, Trưởng Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương.

Trong những năm vừa qua, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ không chỉ của người tiêu dùng, các tổ chức, doanh nghiệp mà còn có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cụ thể thông qua việc công nhận Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3, hay Quyết định 1997 ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay, vẫn còn khá nhiều người tiêu dùng vẫn chưa quan tâm, cập nhật các quy định pháp luật trong lĩnh vực này, dẫn đến khi quyền lợi của chúng ta bị xâm hại, chúng ta không biết phải phản ánh tới ai, địa chỉ nào, mà chỉ than phiền, hoặc giãi bày với người xung quanh.

Để giúp thính giả có thêm thông tin về quyền của người tiêu dùng, các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là trong thời buổi thương mại điện tử đang rất phát triển, mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến, Kênh VOV Giao thông phối hợp với Bộ Công thương tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề: “Kỹ năng tiêu dùng thời công nghệ", với sự tham gia của 2 vị khách mời: Bà Hồ Thị Tố Uyên, Phó trưởng phòng - Phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương và Ông Cao Xuân Quảng, Trưởng Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng cũng đã được xây dựng, ban hành và hoàn thiện để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn. Cụ thể, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú ý từ những năm 1990 thông qua việc ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào năm 1999.

Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và quá trình hội nhập kéo theo đó là nhiều vấn đề mới gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, ngày 1/7/2011, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011.

Liên quan đến vấn đề này, ông Cao Xuân Quảng, Trưởng Phòng Bảo vệ người tiêu dùng - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương, cho biết so với Pháp lệnh trước đây thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có khá nhiều điểm mới như: quy định liên quan đến các trách nhiệm của doanh nghiệp, đặc biệt là trách nhiệm cung cấp thông tin; bảo vệ thông tin cá nhân cho người tiêu dùng; trách nhiệm bảo hành; trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật; trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu; nhiều phương thức, giao kết hợp đồng mua bán mới như giao kết hợp đồng từ xa; hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục; phương thức giải quyết tranh chấp; v.v... cũng đã được quy định cụ thể trong luật.
Luật đã nêu rõ 8 quyền của người tiêu dùng bao gồm:
- Quyền được bảo đảm an toàn;
- Quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ;
- Quyền được lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phù hợp;
- Quyền được đóng góp ý kiến với doanh nghiệp;
- Quyền được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật;
- Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Quyền được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện;
- Quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức.
Một vấn đề cũng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đó là khi quyền lợi của mình bị xâm

Một vấn đề cũng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đó là khi quyền lợi của mình bị xâm hại thì họ có thể gửi đơn thư phản ánh tới cơ quan nào, số điện thoại nào?

Giải đáp thắc mắc này, ông Cao Xuân Quảng nêu rõ: Khi cần khiếu nại, trước hết, người tiêu dùng có thể gửi Đơn khiếu tới UBND cấp huyện, Sở Công Thương hoặc Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Đối với cơ quan trung ương, người tiêu dùng có thể liên hệ với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hoặc các cơ quan khác trong Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường…) và ngoài Bộ Công Thương (thanh tra các Bộ hoặc các cơ quan quản lý chuyên ngành….). Danh sách các hội, Sở Công Thương trên toàn quốc kèm theo thông tin liên hệ được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương.

Trong thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã triển khai rất nhiều hoạt động thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điển hình, từ năm 2015, Cục đã cho xây dựng và vận hành Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ miễn phí với đầu số 1800-6838 cho người tiêu dùng. Từ đó đến nay, cứ mỗi năm Cục đã hỗ trợ, tư vấn cho gần 3.000 trường hợp của người tiêu dùng. 

Một điểm nhấn nữa là, cứ đến dịp 15/3 hàng năm, Cục đã phối hợp với UBND, Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh, thành phố trong cả nước để tổ chức mít tinh, kỷ niệm, hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Hoạt động tư vấn, thông tin cho người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng luôn được Cục quan tâm, chú trọng mà trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, với sự hỗ trợ, hợp tác của Công ty … là minh chứng cho những nỗ lực này.

Bạn Đoan Nguyên ở Hà Nội đặt câu hỏi tới các vị khách mời: “Có lần tôi mua hàng, chưa hết date nhưng về dùng thì..như thể đã quá hạn, phải vứt đi. Hoặc thậm chí bánh kẹo chỉ có vỏ mà không có ruột, rất ức chế. Vậy tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình?”

Trả lời câu hỏi này, ông Cao Xuân Quảng, Trưởng Phòng Bảo vệ người tiêu dùng - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương cho biết liên quan đến việc tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, người tiêu dùng cần chủ động liên hệ với phía doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin, tài liệu cụ thể liên quan đến khiếu nại của người tiêu dùng …
Trong trường hợp sau khi người tiêu dùng nhận được câu trả lời của phía doanh nghiệp, người tiêu dùng vẫn không cảm thấy thỏa đáng, người tiêu dùng có thể liên hệ với Sở Công Thương các tỉnh, Hội bảo vệ người tiêu dùng và Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng.

Khi người tiêu dùng gửi đơn khiếu nại thì vui lòng gửi kèm: “Hợp đồng; quá trình phát sinh khiếu nại; thông tin, tài liệu liên quan; …” 

Khi người tiêu dùng gửi đơn đến cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, căn cứ theo quy định pháp luật thì các vụ việc sẽ được hỗ trợ trong 15 ngày làm việc và gia hạn thêm 15 ngày làm việc trong trường hợp những vụ việc đó có tính phức tạp.

Cụ thể, trong 11 tháng năm 2018, Cục thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiếp nhận và xử lý gần 2.709 lượt phản ánh trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, trong đó bao gồm các hành vi vi phạm chính như: không đăng ký, thông báo website, ứng dụng, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo doanh nghiệp khác nhằm lừa đảo khách hàng… Cục đã thực hiện nhắc nhở các website, ứng dụng bị phản ánh, đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý vi phạm.

Về quy định của pháp luật liên quan tới việc kinh doanh qua website, ứng dụng thương mại điện tử, bà Hồ Thị Tố Uyên, Phó trưởng phòng - Phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, với mục tiêu thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử.

Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về thương mại điện tử và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2018 sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Nhằm hướng dẫn cụ thể một số quy định liên quan đến quản lý hoạt động của các website và ứng dụng thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 và Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015. Hai Thông tư này được sửa đổi một số điều bởi Thông tư số 21/2018/TT-BTC ngày 20/8/2018 của Bộ Công Thương. 

Theo quy định tại các Nghị định và Thông tư nói trên, thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website, ứng dụng thương mại điện tử phải tiến hành thủ tục đăng ký, thông báo website, ứng dụng thương mại điện tử trực tuyến tại Cổng Thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn. 

Khi tiến hành các thủ tục này, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thông tin về mình bao gồm: tên công ty/cá nhân, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thông tin về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/mã số thuế cá nhân, đồng thời, tuân thủ các quy định về công bố công khai trên website, ứng dụng thương mại điện tử các thông tin sau: thông tin về hàng hóa, dịch vụ; giá cả...

Bạn Hà Minh Tâm (Nghệ An) gửi câu hỏi tới đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số: Khi chúng tôi mua sắm trên mạng, nếu gặp những trường hợp trang web bày bán các sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng cố tình quảng cáo quá mức so với sản phẩm để đánh lừa người tiêu dùng, thực sự chúng tôi cũng chẳng biết phân biệt ra sao, khi nhận hàng mới biết thật hay giả thì sự đã rồi. Vậy có cách nào để tránh được nguy cơ này không? 

Liên quan đến câu hỏi này, bà Hồ Thị Tú Uyên cho biết: Không chỉ mua hàng qua mạng mà ngay cả khi giao dịch mua bán truyền thống người mua hàng nên tìm hiểu kỹ về người bán, về sản phẩm, giá cả trước khi tiến hành giao dịch. Đó không những là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân để đảm bảo giao dịch an toàn. 

Do vậy, để tránh mua phải hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý:

- Chỉ mua hàng trên các website uy tín, hợp pháp: Người mua hàng có thể tra cứu thông tin về các website đã tiến hành thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên website Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.  Lựa chọn mua hàng trên các website đã tham gia các chương trình gán nhãn uy tín trên, các website có thông tin đầy đủ, rõ ràng và minh bạch các thông tin liên quan về người bán.

- Kiểm tra kỹ thông tin về người bán sản phẩm: Kiểm tra thông tin về người bán như: tên doanh nghiệp hoặc thương nhân, thông tin đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở giao dịch, thông tin liên hệ, số điện thoại cố định, đường dây nóng, email, các tài khoản hỗ trợ trực tuyến. Có thể gọi điện hoặc kiểm tra chéo các thông tin này thông qua website của các cơ quan thuế, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thông tin sản phẩm được bày bán phải được công bố chi tiết, đầy đủ, rõ ràng.

- Kiểm tra mức độ uy tín của người bán trên môi trường trực tuyến: Tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân về độ uy tín của người bán. Tìm kiếm thông tin liên quan tới người bán bằng các công cụ tìm kiếm với các từ khóa như: “công ty X”, “lừa đảo”, “bán hàng giả”. Đọc các đánh giá (review) của khách hàng - những người đã từng mua hàng trên website đó để có thêm thông tin về người bán. Đặc biệt kiểm tra kỹ với những trường hợp giá bán rẻ hơn nhiều so với giá chung của thị trường.

- Đọc kỹ các điều khoản, các chính sách bán hàng của website: Đọc kỹ các điều khoản liên quan tới bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng; các điều khoản giao dịch như phương thức thanh toán, giao hàng, chính sách đổi trả hàng, điều kiện hoàn tiền, phí vận chuyển, bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng…

- Lưu trữ các thông tin giao dịch một cách đầy đủ: Lưu trữ mã số đơn hàng, số hiệu giao hàng và các chứng từ trong quá trình giao dịch trực tuyến như: email xác nhận đơn hàng, lịch sử giao dịch, hóa đơn vận chuyển, tin nhắn...Những thông tin này có thể được sử dụng làm bằng chứng để giải quyết các tranh chấp (nếu có) trong giao dịch.

- Hiểu rõ các quyền lợi của mình: Nên tìm hiểu quyền lợi của mình khi tham gia giao dịch trực tuyến. Khi có tranh chấp hoặc có phản ánh về hàng hóa khi mua sắm trực tuyến, quý vị có thể liên hệ với các đơn vị sau để được hỗ trợ: Bộ Công Thương: Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn). Phòng bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (vca.gov.vn)
Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố. Tổng dài tư vấn hỗ trợ miễn phí 1800-6838.

----

Chương trình tọa đàm “Kỹ năng tiêu dùng thời công nghệ" được phát thanh trực tiếp vào 14h30 chiều nay (27/12) trên Kênh VOV Giao thông tần số Fm91Mhz tại Hà Nội và Thành phố HCM, livestream trên Fanpage VOV giao thông. Các bạn có thể đặt câu hỏi hoặc chia sẻ ý kiến qua điện thoại đến đường dây nóng 024.37.91.91.91 hoặc fanpage VOV giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //