Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hương ước thôn Tây Hồ: Bí ẩn đi trước thời đại

Phóng viên - 23/07/2018 | 10:07 (GTM + 7)

VOVGT - Nhiều điều trong hương ước phù hợp với đời sống đã góp phần hình thành những phong tục tập quán văn hoá tốt đẹp.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Mỗi ngôi làng tại Kẻ Bưởi đều có những phong tục tập quán văn hóa, có nghề thủ công truyền thống riêng. Trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang trên con đường hội nhập thì những câu chuyện về làng quê không chỉ giúp cho mỗi người thấy đựơc sự kế thừa và sự sáng tạo trong chiều dài lịch sử, mà còn thấy đựơc những giá trị đích thực tạo nên sức mạnh cho sự phát triển của làng hôm nay.

Nơi đó là cuộc sống ấm cúng bên cha mẹ, là tình làng nghĩa xóm, là sự chân thật và thông cảm sẻ chia. Mỗi làng thường có bản hương ước riêng quy ước về đạo đức lối sống, khuyến cáo dân làng những điều nên làm và không nên làm. Nhiều điều trong hương ước phù hợp với đời sống đã góp phần hình thành những phong tục tập quán văn hoá tốt đẹp, tạo nên tính cách tiêu biểu của người dân quần cư trong làng Việt.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến giới thiệu đôi chút về những điều tiến bộ trong bản hương ước của thôn Tây Hồ từ gần 100 năm trước:

"Thôn Tây Hồ nằm ngay hồ Tây, có 1 bản hương ước mà cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đều đánh giá là bản hương ước vô cùng tiến bộ và văn minh. Bản hương ước được lập bằng tiếng Hán và chữ Quốc ngữ vào năm 1920. Bản hương ước có 37 điều, chia làm nhiều mục, trong đó nổi lên 3 mục chính là: Y tế, trong hương ước có nói đến vấn đề vệ sinh thì có các điều khoản là cấm không đi vệ sinh và phóng uế ra ngoài đường hoặc cấm xây nhà vệ sinh ngay sát đường đi để tránh gây mùi xú uế cho người đi lại. Phải nói đây là quan điểm rất văn minh trong thời kỳ đó vì vấn đề vệ sinh công cộng còn là vấn đề đáng phải bàn và nó chưa dc văn minh mấy.

Thứ 2 là về giáo dục cũng rất tiến bộ. Bản hương ước quy định hàng năm lấy quỹ công của làng để sửa sang trường học, trả công thày giáo, trẻ con 8 tuổi phải đi học, làng có trách nhiệm lấy tiền quỹ công mua sách bút cho trẻ em nghèo đi học.

Thứ 3 là về quy định cưới hỏi, hương ước quy định đám cưới phải nộp treo cho làng 100 khẩu cau và 1 chai rượu để thờ thần và mời các quan viên và hương ước quy định ăn cỗ lớn bé tùy theo 2 gia đình nhưng cấm các viên chức, kỳ mục của làng được đến ăn cỗ, để tránh chuyện ăn rồi mắc họng không nói dc. Về cưới hỏi cũng ghi thêm 1 điều là tuyệt đối không ăn uống xa xỉ, lãng phí; làng cấm các hộ gia đình mừng tiền đám cưới mà chỉ mừng bằng hoa. Điều này khiến các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên vì hương ước này cho thấy làng rất tiến bộ, đi trước thời đại và hiếm thấy ở khu vực hồ Tây nói riêng và Hà Nội nói chung.

Về tang lễ hương ước cũng quy định tuyệt đối dân làng không được đến ăn cỗ, chỉ những người đến giúp trực tiếp trong đám tang, và dân làng chỉ đưa ra đến mộ rồi về, không được mè nheo, nì nèo người làng làm cỗ. Đó phải nói là những điểm rất tiến bộ, văn minh của 1 cái làng ven hồ tây từ đầu thế kỷ 20. Bây giờ dấu tích làng Tây Hồ không còn nữa, đó là 1 khu đất rất đẹp nằm trên bán đảo hướng ra phía hồ Tây gần phủ Tây Hồ".

Thôn Tây Hồ cũng như nhiều làng ven Hồ Tây khác đều có nhiều ngõ nhỏ thông với nhau để người làng đi lối nào cũng có thể về nhà. Cấu trúc này thuận tiện cho cuộc sống canh tác lúa của người Việt. Và chính cấu trúc làng quần cư nông nghiệp như vậy đã hình thành các thiết chế xã hội, tổ chức bộ máy quản lý trong mỗi làng. Khi tới mỗi ngôi làng của vùng Bưởi - Tây Hồ, một trong những hình ảnh gây ấn tượng với du khách đó là chiếc cổng làng, một công trình khẳng định ranh giới của làng, và cũng là biểu tượng của làng.

Bước qua mỗi cánh cổng làng là ta như được bước về ngôi nhà thân thuộc, mà ở đó có bầu không khí chung, chính là những quy tắc, những lối sống văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của mỗi làng được người dân bao thế hệ hình thành và xây dựng nên. Đằng sau mỗi cánh cổng làng vì thế cũng chính là không gian cho những hương ước của làng được gìn giữ và phát huy.

Với người làng Tây Hồ, sau mỗi cánh cổng làng, trong mỗi ngôi đình làng luôn là nơi những quy định tiến bộ,phù hợp trong các bản hương ước được bảo tồn, truyền bá và phát huy giá trị của mình tới các thế hệ. Ông Dũng, một người cao tuổi làng Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ cho biết thêm:

"Trước cổng làng có những cổng gỗ, về khuya người ta đóng cổng lại, ở ngoài không xâm nhập được, bên trong cũng không ai đi ra. Trong ban di tích các cụ muốn giữ lại những cái nét để mà giữ lại những dấu ấn ngày xưa Và bây giờ hàng năm có những lễ hội ở đình đều được khôi phục lại những lễ hội ngày xưa để sau này lớp trẻ biết được xưa cha ông ta có những cái lễ hội như thế. Nếu mà không khôi phục những lễ hội như thế thì con cháu không biết làng ta xưa như thế nào."

Ngày nay, trong nhịp sống đô thị với rất nhiều yếu tố hiện đại tác động lên cuộc sống của người dân vùng ven Hồ Tây, hương ước của làng vì thế cũng cần có những thay đổi để phù hợp và thích nghi với thời cuộc. Nhưng những giá trị cốt lõi của văn hóa, bản sắc vẫn luôn được người dân nơi đây chú trọng giữ gìn.

Như hàng năm, ở vùng Bưởi – Tây Hồ, có thể vài làng thờ cùng một vị thánh có công giúp dân, giúp nước và các làng đều có chung ngày hội, kiệu được rước từ làng này sang làng khác, lễ rước nước được thực hiện từ chùa ra đình làng cùng các hoạt động sinh hóa cộng đồng mang đậm bản sắc của làng vẫn được duy trì tổ chức cho đến ngày nay.

Trải qua nhiều thế hệ, cấu trúc làng cùng những tập quán văn hoá ấy đã tạo ra không gian làng quê yên bình. Có lẽ bởi vậy, với những người xa quê, hình ảnh ngôi làng cổ ven Hồ Tây luôn gợi nhớ cảm xúc về nguồn cội, sự lay động của tâm linh và lòng tự hào về truyền thống quê hương, xứ sở.

Trong năm 2017 vừa qua, TP Hà Nội ban hành và triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Hai quy tắc ứng xử, với những nội dung mang tính định hướng, hướng dẫn được triển khai rộng rãi, góp phần thiết thực và khả thi vào lộ trình xây dựng “Văn hóa người Hà Nội” trong thời đại mới.

Nhiều thôn, xóm, làng, xã, tổ dân phố của quận Tây Hồ đã bổ sung các Quy tắc ứng xử vào quy ước văn hóa cho phù hợp với tình hình mới trong đó các điểm di tích, công trình công cộng trên địa bàn Tây Hồ đã có nội quy, bảng, biển hướng dẫn, nhắc nhở người dân và du khách nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.

Quá trình xây dựng mô hình “Phường văn hóa” ở quận Tây Hồ diễn ra khá nhanh. Có những thời điểm, trên địa bàn có hàng chục dự án cùng thi công, cộng với lượng dân cư đông đúc, khiến lượng rác thải dồn ứ tới hàng trăm mét khối, tưởng chừng không thể giải quyết.

Khi triển khai quy định về việc cưới, tang theo nếp sống văn hóa mới, mọi việc càng trở nên bế tắc, vì những quan niệm lạc hậu đã ăn sâu trong nếp nghĩ của đa số người dân. Thông qua nhiều cuộc họp, chương trình tọa đàm, nhân dân tự nhận thấy các vấn đề còn tồn tại, tự đưa ra giải pháp thực hiện, tập hợp lại thành quy ước chung. Khi người dân quyết tâm, đồng lòng thực hiện, tinh thần tự quản được phát huy. Một người dân sống tại phố Trịnh Công Sơn, phường Nhật Tân, Tây Hồ chia sẻ:

"Đám cưới văn hóa ở khu vực ngày xưa thì các làng rất thân thiết với nhau. Dân làng ủng hộ rất là nhiều, làm từ thiện các thứ giao lưu giúp đỡ nhau, họ vẫn mang một cái nét truyền thống của người Việt, giúp đỡ nhau và rất yêu thương nhau."

Cảnh quan, không gian đô thị thay đổi, nếp sống văn hóa, văn minh dần hình thành. Nhiều tuyến đường như: Võ Chí Công, Lạc Long Quân, Thanh Niên, Xuân La… đều do các hội, đoàn thể tự quản. Phần lớn các hộ gia đình đổ rác, phế thải đúng giờ, đúng nơi quy định; duy trì công tác tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy hằng tuần.

Tại khu vực công cộng, nội quy, bảng biển hướng dẫn, nhắc nhở người dân và du khách thực hiện nếp sống văn minh cũng góp phần hình thành nếp sống văn minh nơi thờ tự.

Tình trạng dâng cúng lễ chín, thắp nhiều hương, nến, đốt nhiều vàng mã… cơ bản được khắc phục tại những di tích lớn như: chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ …Hành động cài, giắt tiền lẻ vào tay tượng, gốc cây, thả dọc đường vào di tích, lễ hội, gây lãng phí, phản cảm có nhiều chuyển biến.

Đó là những bằng chứng rõ nhất khẳng định, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong cộng đồng dân cư và khu vực công cộng trên địa bàn quận Tây Hồ là cần làm, nên làm và đúng hướng. Và cũng cho thấy, với nền tảng từ những hương ước tiến bộ cách đây cả trăm năm đã đi vào đời sống tâm thức của người dân, góp phần tạo nên tâm thức của Thăng Long – HN nghìn năm văn hiến.

Giữa “Chốn hội tụ bốn phương” của thủ đô Hà Nội, các cộng đồng không ngần ngại dung nạp những yếu tố văn hóa mới, đồng thời cũng tự sàng lọc để chọn ra những yếu tố phù hợp với xã hội đương thời, đưa vào quy ước, quy tắc ứng xử, góp phần tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh và những con người văn minh.

Đó cũng chính là vẻ đẹp vẫn còn được lưu giữ và phát huy ở mảnh đất ven Hồ Tây này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //