Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hàng vạn chiếc xe tồn đọng tại nơi tạm giữ gây lãng phí và phản cảm

Phóng viên - 13/07/2017 | 14:36 (GTM + 7)

VOVGT - Hầu hết các nơi tạm giữ phương tiện vi phạm đều rơi vào tình trạng quá tải, không những gây lãng phí, phản cảm, mà còn đối diện nguy cơ cháy nổ cao.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hàng nghìn xe vi phạm bị tồn đọng tại nơi tạm giữ. Ảnh: Thanh niên

Theo thống kê của Cục CSGT, Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng chức năng trên toàn quốc đã xử lý trên 2 triệu trường hợp vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, phạt tiền trên 1.400 tỷ đồng, tạm giữ hơn 320.000 phương tiện. Sau khi bị tạm giữ phương tiện, hầu hết các chủ phương tiện đã đến trụ sở CSGT để làm thủ tục nộp phạt, nhận lại phương tiện, giấy tờ. Song, cũng có trường hợp “bỏ của chạy lấy người”.

Nguyên nhân được chỉ ra là một số hành vi vi phạm phải chịu mức xử phạt khá cao và chủ phương tiện còn phải chịu mọi chi phí cho việc lưu giữ, nên người vi phạm sẵn sàng từ bỏ trách nhiệm nhất là khi giá trị phương tiện không cao.

Trong nhiều trường hợp, phương tiện thuộc diện mua đi bán lại nhiều lần, không đủ giấy tờ hợp pháp, chủ xe cũng sẵn sàng bỏ. Thực trạng này khiến nhiều điểm trông giữ phương tiện rơi vào tình trạng quá tải, thậm chí nhiều phương tiện bị “bỏ quên” 5-7 năm, nhất là tại các thành phố lớn.

Ông Hoàng Minh Hải, Phó giám đốc Xí nghiệp 3 – Công ty TNHH 1 thành viên khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cho biết, mặc dù chỉ là nơi tạm giữ phương tiện vi phạm của Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an Tp. Hà Nội, Công an huyện Từ Liêm, Thanh tra giao thông huyện Từ Liêm, nhưng tại đây thường xuyên tốn đọng khoảng 1.000 phương tiện, chủ yếu là xe máy. Theo ông Hải, phương tiện bị tạm giữ lâu nhất là từ năm 2006, còn lại phổ biến nhất là tạm giữ từ 2-3 năm gần đây.

"Theo kinh nghiệm giữ xe vi phạm từ năm 2004 thì phương tiện tồn tăng theo các chiến dịch kiểm tra của các lực lượng chức năng CSGT, TTGT. Khi kiểm tra, kiểm soát tăng cường thì các phương tiện vi phạm nói chung tăng lên và số phương tiện tồn cũng tăng lên. Nếu các năm trước thì số lượng tồn tăng khoảng 10% mỗi năm", ông Hải cho biết.

 Cũng theo ông Hải, tình trạng xe bị tồn đọng tại nơi tạm giữ không chỉ gây lãng phí về tài sản, mà còn khiến khu vực lưu giữ xe vi phạm đối diện nguy cơ cháy nổ cao. Để trông giữ những phương tiện này, đơn vị phải bố trí 10 nhân viên trông giữ suốt ngày đêm. Theo ông Hải, để duy trì lực lượng trông giữ, đơn vị này mỗi tháng thiệt hại khoảng 40 triệu đồng.

Theo đại diện Phòng CSGT, Công an Tp. Hà Nội, năm 2016, đơn vị này đã tạm giữ gần 2.000 ô tô, gần 19.000 xe máy, hơn 2.200 xe ba bánh, xe máy điện, xe thô sơ, xích lô. Trong nhiều trường hợp, như xe không đầy đủ giấy tờ, xe phạm pháp hoặc phương tiện quá cũ, thì chủ xe cũng không đến nhận, đành phải dầm mưa dãi nắng, gây lãng phí tài sản xã hội…

Các bãi giữ xe vi phạm luôn trong tình trạng quá tải

Ông Phạm Văn Đức, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cũng cho rằng, tại 3 điểm trông giữ phương tiện của Công ty tại Mỹ Đình, Dịch Vọng, Ngọc Khánh thường xuyên rơi vào tình trạng tồn đọng phương tiện bị tạm giữ nhưng không ai đến nhận. Theo ông Đức, tình trạng ngày càng nhiều phương tiện rơi vào tình trạng vô thừa nhận gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, trong khi thủ tục thanh lý một phương tiện vi phạm rất phiền phức, liên quan đến rất nhiều Sở, ban ngành, cơ quan liên quan.

Ông Đức nói: "Đây là một trong những khó khăn cho công ty. Sau một thời gian, phương tiện bị hỏng hóc, xuống cấp, diện tích trong giữ có hạn, trong khi phương tiện tồn ngày một tăng nên sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp về mặt bằng trông giữ phương tiện khác, phòng chống cháy nổ, an toàn phương tiện".

Ông Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng, việc để phơi mưa, phơi nắng phương tiện vi phạm đang gây lãng phí rất lớn tài sản của xã hội, bởi, dù đó là tài sản của người vi phạm cũng là của cải của xã hội.

Ông Quyền nói: "Khi để dưới trời mưa, trời nắng, không ai bảo quản rồi nó hỏng đi thì đó là sự lãng phí tài sản của xã hội. Cái thứ hai đối với người dân, một chiếc xe là phương tiện đi lại rất cấp thiết hàng ngày, thậm chí còn là phương tiện kiếm sống của người dân, khi bị giữ, không sử dụng được, không khai thác được cũng rất lãng phí của tài sản".

Cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc đấu giá phương tiện bị tạm giữ, một trong những biện pháp được nhiều chuyên gia đề xuất để hạn chế phương tiện bị tồn đọng tại nơi tạm giữ là cho phép người dân được cược tiền xe vi phạm. Cụ thể về nội dung này sẽ được chúng tôi tiếp tục đề cập trong chuyên mục Tiêu điểm tiếp theo.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //