Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội sẵn sàng cho việc vận hành xe buýt nhanh đầu tiên

Phóng viên - 19/12/2016 | 12:00 (GTM + 7)

VOVGT - Trong 1 tháng đầu tiên, xe buýt nhanh BRT sẽ không thu phí để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, trải nghiệm loại hình xe buýt mới này.

Ngày 19/12, Sở GTVT Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án triển khai tuyến xe buýt nhanh BRT từ bến xe Yên Nghĩa tới bến xe Kim Mã. Theo đó, từ 1/1/2017, tuyến xe buýt nhanh đầu tiên tại Hà Nội sẽ chính thức được khai thác. Trong 1 tháng đầu tiên, xe buýt nhanh BRT sẽ không thu phí để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, trải nghiệm loại hình xe buýt mới này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại khi phải dành riêng phần đường vốn đã chật hẹp, thường xuyên ùn tắc, nhất là đoạn Tố Hữu - Lê Văn Lương – Láng Hạ để dành cho xe buýt thì tình trạng ùn tắc trên tuyến đường này có thể nghiêm trọng hơn, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả của tuyến buýt nhanh BRT.

Nói về phương án vận hành tuyến buýt nhanh BRT số 01 từ bến xe Kim Mã đi bến xe Yên Nghĩa, ông Vũ Hà, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, xe buýt nhanh BRT sẽ được trên làn riêng tại các đoạn Ba La – Quang Trung – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - đường trục Bắc Hà Đông- Tố Hữu – Lê Văn lương- Láng Hạ- giảng Võ- nút Giang Văn Minh- Cát Linh. Các đoạn không bố trí làn riêng (xe BRT chạy chung với các phương tiện khác), bao gồm đoạn Yên Nghĩa – Ba la; đoạn giang Văn Minh – Kim Mã và Kim Mã – Giảng Võ. Tuyến xe buýt này sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2017, dự kiến có thời gian vận hành 45 phút/lượt, vận tốc 19,6km/h, tần suất ngày thường 5-10-15 phút/lượt, ngày Chủ nhật 7-10 phút/lượt tùy vào giờ cao điểm và thấp điểm và chạy từ từ 5h sáng đến 22 h đêm. Trong 1 tháng đầu vận hành sẽ hoàn toàn miễn phí.

Từ 1/1/2017, tuyến xe buýt nhanh đầu tiên tại Hà Nội sẽ chính thức được khai thác. Ảnh: Dân trí

Đặc biệt, khi vận hành tuyến xe buýt nhanh BRT, các xe tải, xe ô tô có tải trọng tự 500kg trở lên, xe khách, xe hợp đồng bị cấm hoạt động trong giờ cao điểm sáng và chiều trên trục Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu- Vạn Phúc, trừ các xe chở học sinh, cán bộ công nhân viên và xe phục vụ sự cố. Các trục đường giao cắt với tuyến đường BRT hoạt động bình thường.

Đồng thời, xe taxi cũng bị cấm hoạt động trong giờ cao điểm sáng (từ 6h-9h, chiều từ 16h30 đến 19h30) trên tuyến Giảng Võ- Láng Hạ- Lê Văn Lương. Tại 2 cầu vượt Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương – Láng Hạ, khi đến cầu sẽ có tín hiệu ưu tiên cho xe BRT lên cầu nhằm giảm xung đột với các phương tiện khác. Với mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đi cũng bị cấm lưu thông trên 2 cầu vượt trong giờ cao điểm sáng và chiều.

Trước lo ngại tình trạng ùn tắc có thể gia tăng khi trên tuyến đường này lâu nay đã ùn tắc, đồng thời việc hạn chế phương tiện cá nhân, xe tải chạy trên tuyến đường này có thể tạo ra các điểm đen về ùn tắc khác, ông Vũ Hà cho biết, song song với tuyến đường từ bến xe Kim Mã đi bến xe Yên Nghĩa có 2 tuyến song song là tuyến đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng và tuyến Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông). Do vậy, người dân cần chủ động lộ trình để sang tuyến đường khác.

"Nếu nói rằng một bước cho giao thông Hà Nội có thể thông thoáng ngay thì không được, chúng ta phải từng bước làm dần và từng bước điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế. Do điều kiện giao thông của chúng ta hiện nay, tuyến BRT không thể vận hành đầy đủ theo đúng nghĩa của nó, cho nên chúng ta sẽ có một lộ trình đầu tư sau này", ông Vũ Hà cho biết thêm.

Trả lời câu hỏi về việc các phương tiện khác xâm phạm vào làn dành riêng cho xe buýt nhanh BRT có bị xử phạt, ông Hà cho rằng, trên toàn tuyến đã lắp đặt có biển cảnh báo, có vạch liền theo Luật Giao thông đường bộ, các phương tiện khác đi vào làn này sẽ bị xử phạt. Tuy nhiên, việc phân luồng cho xe buýt nhanh mang tính linh hoạt, trong điều kiện đường đông, để giải tỏa ùn tắc thì các phương tiện khác có quyền đi vào, nhưng nếu đường thông thoáng, các phương tiện đi vào làn riêng này sẽ bị xử phạt. Theo ông Hà, trên toàn tuyến có hệ thống có camera để phạt nguội và có lực lượng chức năng chốt chặn để xử lý.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội cũng cho biết, với việc dành làn riêng, hệ thống nhà chờ thiết kế giữa đường, hạn chế việc xe buýt nhanh phải ra, vào nhà chờ sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian lưu thông trên tuyến. Do vậy, xe buýt nhanh hoàn toàn có thể đạt tốc độ 19,6km như tính toán.

Ông Hải cho biết thêm: "Xe buýt nhanh này được ưu tiên và thuận lợi hơn so với xe buýt thường, thông qua tổ chức giao thông thì áp lực giao thông trên tuyến giảm đi. Những rủi ro tại những nút giao thông, những chỗ quay đầu, cầu vượt cũng được xử lý. Vì vậy, chúng tôi cho rằng yếu tố tốc độ và thời gian vận hành hoàn toàn khả thi".

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Trung tâm điều hành giao thông đô thị Hà Nội đang phối hợp với các ngành chức năng để tổ chức phân luồng giao thông. Tại các vị trí xung yếu cũng có lực lượng ứng trực, điều hành tại chỗ, kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra. Theo ông Hải, với ưu thế về tổ chức giao thông, cách vận hành và lực lượng ứng trực sẽ đảm bảo thời gian vận hành trên tuyến.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, các cơ quan liên quan đều cho rằng tuyến BRT sẽ mang lại hiệu quả cho giao thông Hà Nội, bởi có những đoạn được chạy riêng so với xe buýt thông thường; toàn bộ lộ trình không phải ra vào đón khách nên không mất thời gian ra vào các bến. Điều này đảm bảo điều kiện chạy tốt hơn xe buýt thường. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho rằng, trong quá trình vận hành thử từ nay đến 1/1/2017, các hạn chế phát sinh sẽ được khắc phục, điều chỉnh phù hợp.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //