Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội: Vì sao huyện Chương Mỹ ngập lụt hàng chục ngày?

Phóng viên - 09/08/2018 | 15:42 (GTM + 7)

Mưa to trên lưu vực sông Bùi khiến nước dồn về, ứ đọng ở huyện Chương Mỹ mà không thể thoát ra các sông khác được cho là các nguyên nhân gây ngập lụt nhiều ngày

Huyện Chương Mỹ ngập sâu nhiều ngày

Cách trung tâm thủ đô khoảng 30 km, từ ngày 22/7 đến nay, 4 xã của huyện Chương Mỹ gồm Tốt Động, Thủy Xuân Tiên, Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến và thị trấn Xuân Mai bị ngập nặng, có nơi sâu hơn 2m.

Tháng 10 năm ngoái, đê sông Bùi bị vỡ sau đợt mưa lớn khiến nhiều khu vực huyện Chương Mỹ, trong đó có xã Nam Phương Tiến ngập sâu cả tháng. Năm 2008, đê này cũng từng vỡ hai điểm, nước tràn vào khu dân cư 45 ngày sau mới rút.

>>> Nước bắt đầu rút, Chương Mỹ tiến hành phun thuốc khử trùng

>>> Nước sạch cho dân - nỗi lo lớn nhất những ngày ngập úng ở Chương Mỹ (Hà Nội)

>>> Chương Mỹ (Hà Nội) - Nước vẫn chưa có dấu hiệu rút

Khổ vì ngập

Lần ngập lụt này khiến hai chị em ruột ở xã Tốt Động bị đuối nước. Toàn huyện có hơn 3.680 nhà bị ngập dưới 2m, hơn 3.240 hecta lúa và gần 600 ha hoa màu bị thiệt hại.

Tổng chiều dài đê, hồ, đập bị sạt lở 12.110 m. Mực nước sông Bùi trên mức báo động 3 (mức nguy hiểm nhất), uy hiếp nhiều tuyến đê. Đê sông Bùi, sông Đáy đi qua Chương Mỹ đã xảy ra nhiều sự cố sạt lở, rò rỉ, bục thân khiến nước tràn vào làng xã.

Nhiều ngày nay, hàng nghìn công an, bộ đội được huy động 24/24h để bảo vệ các tuyến đê này. Do mưa lớn, nước tràn đê sông Bùi, nhiều nhà dân trong đê bị ngập khoảng 50-70 cm.

Người dân cho biết do đã quá quen với việc này nên nhà nào cũng có một hai chiếc thuyền, mủng để sẵn phòng khi nước ngập. Nhiều ngày không điện, nước sạch, người dân vùng ngập gần như chỉ ăn cơm bữa tối, còn lại chống đói bằng mì tôm, khoai luộc.

Khắp các ngõ ngách trong làng nơi đâu cũng là nước, mực nước chỗ sâu nhất hiện nay ở Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội vẫn đo được là trên 1 mét

Các nhà bị ngập sâu phải tìm nơi tá túc. Gấp gáp chạy chỉ kịp mang theo ít đồ đạc, phần lớn tài sản đều ngâm nước cả chục ngày. Đàn ông lên thuyền đi làm từ sớm, nơi ở tạm chỉ còn lại một số phụ nữ và trẻ nhỏ. Mùa lũ, việc ăn uống tạm bợ.

Những nơi mất điện, mấy phụ nữ dựng tạm bếp củi nấu, gần như chỉ ăn một bữa chính vào buổi tối. Thời gian còn lại, khi nào đói họ ăn khoai sọ nhà trồng hoặc úp tạm bát mì tôm. Những ngày ngập lũ, ngoài chuyện ăn uống vất vả, người dân đau đầu vì chuyện tắm giặt vì thiếu nước sạch.

Một người cho biết phải đợi trời mưa để tắm, nếu không mưa thì phải 2-3 ngày tắm một lần. Xã Nam Phương Tiến đã sơ tán hết người dân khỏi những ngôi nhà ngập. Nhưng để bảo vệ tài sản, hầu như nhà nào cũng cắt cử một người ở lại trông nom.

Một người đàn ông cho biết, anh ở lại trông nhà, mỗi chiều lại bơi sang nhà hàng xóm tắm nhờ, sau đó nhờ người chở thuyền về nhà và ngủ trên tầng hai. Một mình nên không nấu nướng gì, mì tôm được hỗ trợ, đến bữa thì pha ăn tạm.

Cách thôn Nhân Lý chừng 5 km là thôn Bùi Xá, thị trấn Xuân Mai. Thôn nằm ven sông Bùi và theo người dân thì “không mùa nước nào là không ngập”.

Nhiều người đã sống quen với lũ nên bám trụ để bảo vệ vật nuôi. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Quá từ ngày có lũ chỉ quẩn quanh trong ngôi nhà cấp 4 nước ngập đến cửa sổ. Chiếc giường đôi được kê tạm bằng gạch chỉ cao hơn mép nước chừng 10 cm.

“Năm nào nước lên nhà tôi cũng ngập, tôi với vợ ở lại để chăm sóc đàn lợn. Ban ngày nếu không đi nhận đồ cứu trợ thì chỉ loanh quanh trên giường rồi đi ngủ”, ông Quá nói.

Tháng 10 năm ngoái, đê sông Bùi bị vỡ sau đợt mưa lớn khiến nhiều khu vực huyện Chương Mỹ, trong đó có xã Nam Phương Tiến ngập sâu cả tháng. Năm 2008, đê này cũng từng vỡ hai điểm, nước tràn vào khu dân cư 45 ngày sau mới rút.

Trận lụt khủng khiếp hơn rất nhiều so với trận lụt do mưa lớn, đó là lụt rác thải... 

Đi tìm nguyên nhân

Sông Bùi dài 91 km, bắt nguồn từ xã Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình), chảy qua Chương Mỹ (Hà Nội), cùng với sông Tích hợp lưu vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm, huyện Chương Mỹ. Diện tích lưu vực sông Bùi hơn 1.240 km2.

Cơ quan khí tượng cho biết, do tác động của dải hội tụ nhiệt đới, ngày 18-21/7 lưu vực sông Bùi mưa rất to, tới 300-400 mm.

>>> Chương Mỹ (Hà Nội) - Nước vẫn chưa có dấu hiệu rút

>>> Người dân Chương Mỹ đang phải hứng chịu đợt lụt thứ 2

>>> Màn nước bao phủ nghĩa trang, người chết không có nơi an nghỉ

Ngày 27-29/7, khu vực này tiếp tục hứng lượng mưa gần 400 mm. Mưa to trong thời gian ngắn khiến nước từ thượng nguồn sông Bùi từ Hòa Bình đổ về vùng thấp hơn là Chương Mỹ, kết hợp với mưa tại chỗ khiến lũ sông Bùi dâng cao, tràn đê tả, hữu Bùi và hệ thống bờ bao.

Các xã ven sông như Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến ngập sâu. Trong điều kiện không còn mưa to như ba hôm nay, huyện Chương Mỹ sẽ giảm ngập nếu lũ sông Bùi rút nhanh. Tuy nhiên, nước rút rất chậm.

Đỉnh lũ sông Bùi tại xã Tốt Động đạt 7,44 m vào sáng 30/7, đến sáng nay mới rút 15 cm, vẫn vượt báo động 3. Theo nhiều chuyên gia thủy văn, khả năng thoát lũ của sông Bùi phụ thuộc vào sông Đáy và Hoàng Long (Ninh Bình).

Do nước sông Bùi đổ ra sông Tích và từ đây dẫn ra sông Đáy. Nước sông Đáy đổ ra sông Hồng và Hoàng Long. Tuy nhiên, lưu vực hai sông Đáy và Hoàng Long mấy ngày qua mưa lớn, nước lũ lên rất cao.

Nước rút lộ ra bùn và rác bẩn..

Đến sáng nay, ghi nhận của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ sông Hoàng Long vẫn trên báo động 1. Vì thế lũ sông Bùi không thể giảm nhanh và Chương Mỹ vẫn ngập sâu. Với diện tích hơn 237km2, địa hình Chương Mỹ chia làm ba vùng: bãi ven sông Đáy, đồng bằng và vùng bán sơn địa.

Trừ vùng bán sơn địa, hai vùng còn lại có cốt nền thấp. Theo Nghị định 62/1999, khu vực hữu Bùi của Chương Mỹ được xác định là vùng ngập lụt khi phân lũ sông Hồng vào sông Đáy để bảo vệ nội thành Hà Nội. Do đó Chương Mỹ nhiều năm bị ngập, gần nhất là tháng 10/2017 và năm 2008.

Ông Đỗ Đức Thịnh, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, giải thích dù là vùng thoát lũ và chứa lũ, trong quá trình phát triển, người dân cứ đến ở. Chính quyền đã tuyên truyền nhưng có thể người dân chưa nắm rõ.

Thừa nhận di dân khỏi vùng chứa lũ sẽ khó khăn, ông Thịnh cho biết lãnh đạo TP Hà Nội đã nhìn nhận được vấn đề.

“Trong chừng mực nào đó phải di dân khỏi vùng trũng thấp, nhưng việc này không đơn giản nên không thể làm trong một sớm một chiều. Nhìn tổng quan thì vùng lũ thấp chỉ phát triển sản xuất theo mùa vụ chứ để dân sinh sống thì sẽ nguy hiểm, vất vả”, ông Thịnh nói.

Một trong những giải pháp căn cơ ông Thịnh đưa ra là nâng cao đê tả, hữu sông Bùi để đảm bảo an toàn cho Hà Nội và các xã còn lại của Chương Mỹ.

“Đây là điều chắc chắn phải làm, hiện chúng tôi đã có quy hoạch. Vấn đề chỉ là thời gian thực hiện và nguồn lực”, ông Thịnh nói. Nhà chức trách dự tính, nếu thời tiết không mưa, phải mất khoảng 15 ngày nữa nước lũ mới rút hết khỏi Chương Mỹ.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người 'bỏ' máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Nghỉ lễ 30/4: Nhiều người "bỏ" máy bay, doanh thu công ty du lịch giảm tới 80%

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đây là thời điểm nhiều người dân lựa chọn đi du lịch hoặc về quê thăm người thân. Năm nay, giá vé máy bay có xu hướng tăng cao hơn mọi năm, xu hướng du lịch, nhu cầu đi lại của người dân có sự thay đổi như thế nào?

Sống thấp thỏm, ngủ không dám đóng cửa

Sống thấp thỏm, ngủ không dám đóng cửa

Hơn 9 tháng qua, hàng chục hộ dân sống dọc bờ kè Thanh Đa thuộc phường 25, quận Bình Thạnh (TP.HCM) phải sống trong thấp thỏm lo sợ khi hàng trăm mét bờ kè tại đây bị sạt lở vẫn chưa được khắc phục.

Hà Nội công bố Kế hoạch quản lý chất lượng không khí

Hà Nội công bố Kế hoạch quản lý chất lượng không khí

Ngày 11/4, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 với mục tiêu bảo đảm ít nhất 75% số ngày trong năm có chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình theo chỉ số AQI.

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...

Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.

Cơ sở tái chế phế liệu 'bức tử' môi trường

Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường

Nhiều năm qua, môi trường xung quanh cơ sở thu gom tái chế phế liệu trú tại đường Phan Văn Bảy, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) đoạn đối diện cơ sở Làng Ta Farm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo người dân, cơ sở này hoạt động không có giấy phép và xả thải trực tiếp ra môi trường.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

// //