Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giao thông Hà Nội qua con mắt bạn bè quốc tế

Phóng viên - 03/01/2017 | 12:17 (GTM + 7)

VOVGT - Cảm nhận của những người bạn nước ngoài về giao thông Hà Nội như thế nào, họ gặp khó khăn gì trong quá trình tham gia giao thông tại Hà Nội?

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã chú trọng đến chính sách phát triển du lịch nên số lượng khách quốc tế đến tham quan, du lịch ngày càng cao. Bên cạnh đó, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng nhiều những người nước ngoài đến sinh sống, làm việc và học tập tại Hà Nội. Cảm nhận của những người bạn nước ngoài về giao thông Hà Nội như thế nào, họ gặp khó khăn gì trong quá trình tham gia giao thông tại Hà Nội?

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã thu hút trên 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đa phần, khách du lịch đến Hà Nội bị sự hấp dẫn bởi vẻ đẹp thanh bình của một thành phố nghìn năm văn hiến với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, hay nét cổ kính của khu phố cổ với đời sống thường nhật của người dân. Trong khi đó, một số du khách lại thích khám phá những món ăn đường phố hay những quán cà phê vỉa hè. Song, hầu hết các du khách nào có ấn tượng đặc biệt đối với giao thông Hà Nội trong lần đầu tiên đặt chân tới thủ đô.

Giao thông của Hà Nội dưới góc máy của nhiếp ảnh gia người Đức Jork Digman

Một số người nước ngoài chia sẻ, ấn tượng đầu tiên của họ là đường sá giao thông tại Hà Nội vô cùng đông đúc, các phương tiện xe máy hiện hữu khắp các tuyến đường giao thông và trong các ngõ ngách. Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây.

Anh Donad người Đức chia sẻ: "Tôi ấn tượng với giao thông Việt Nam là số lượng xe tham gia giao thông ngày càng nhiều hơn. So với năm 2012, khi tôi đến Việt Nam, một số tuyến phố mà tôi thường xuyên đi qua giờ tắc đường rất là nhiều. Theo tôi nghĩ nguyên nhân là do có số lượng ô tô tăng lên rất là nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam nên cân nhắc biện pháp nào để giảm thiểu số lượng ô tô tham gia giao thông, tránh tình trạng quá tải như Jakarta hoặc Tp.HCM".

Anh Kristen- đến từ Thụy Điển, đã có một thời gian sinh sống tại Hà Nội đánh giá, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội cũng có nhiều điểm tương đồng với hệ thống đường giao thông tại Thụy Điển. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở ý thức và văn hóa của người tham gia giao thông. Tại Việt Nam, dường như nhiều người tham gia giao thông chưa chú trọng đến việc tuân thủ các quy định về trật tự an toàn giao thông, tình trạng vi phạm Luật giao thông vẫn diễn ra khá phổ biến.

"Tôi muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và Thụy Điển không phải là về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm đường giao thông, sự phân luồng giao thông thông qua đèn tín hiệu và sự hiện diện của lực lượng CSGT trên đường mà nằm ở chỗ tình trạng giao thông và cách người lái xe điều khiển phương tiện. Tại Thụy Điển và châu Âu, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng người điều khiển phương tiện sẽ nghiêm túc tuân thủ Luật giao thông và các quy tắc tham gia giao thông an toàn, còn tại Việt Nam điều đó chưa được chú trọng", Anh Kristen cho biết.

Hiện nay, thành phố Hà Nội chưa có hệ thống phương tiện vận tải khối lượng lớn như hệ thống tàu điện ngầm, hay tàu điện trên cao. Đa phần, người dân Hà Nội đều sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại chủ yếu. Hiện toàn thành phố có trên 5,5 triệu phương tiện xe máy được đăng ký sở hữu. Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn cho bản thân bằng việc lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm có chất lượng. Trong quá trình tham gia giao thông trên đường, ông Urban nhận thấy, nhiều người điều khiển xe máy đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó hơn là để đảm bảo an toàn cho vùng đầu.

"Tôi nghĩ đội mũ bảo hiểm rất quan trọng. Mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ an toàn cho người điều khiển phương tiện và đội MBH không chỉ là đội một chiếc mũ bảo hiểm bình thường lên đầu mà phải lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm tốt . Và tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải bán những chiếc mũ bảo hiểm có chất lượng tốt hơn hiện nay", ông Urban cho biết.

Nhiều người tham gia giao thông tại Việt Nam chưa ý thức được đội mũ bảo hiểm 

Đồng tình với quan điểm này, ông Gunnar Anderseb- Giám đốc quốc gia Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam cho biết, mặc dù quy định về đội mũ bảo hiểm đối với người lớn khi tham gia giao thông được thực hiện tốt nhưng quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân các bậc phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm trong việc hạn chế hậu quả của những chấn thương do tai nạn giao thông gây ra và hậu quả của hành vi không tuân thủ các quy định về trật tự an toàn giao thông có thể gây ảnh hưởng đến việc hình thành thói quen, ý thức của các em sau này.

Ông Gunner Anderser cho biết: "Tôi quan sát tôi thấy Luật an toàn giao thông chưa được mọi người nghiêm túc thực hiện. Ví dụ như khi mà có tín hiệu đèn đỏ, nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn cố tình vượt đèn đỏ. Hành vi này vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây tai nạn cho những người đi bộ đang sang đường. Đối với quy định về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông, nhiều bậc phu huynh chưa tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm cho các em và trẻ em vẫn chưa được bảo vệ an toàn khi lưu thông trên đường".

Còn đối với chị Acnes, du khách người Anh và với nhiều người bạn nước ngoài khác, khó khăn lớn nhất tkhi tham gia giao thông tại Hà Nội là vấn đề sang đường. Tại nhiều ngã tư, điểm giao cắt, mặc dù đã có tín hiệu đèn dành cho người đi bộ, nhưng các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là xe máy vẫn không chịu nhường đường dành cho người đi bộ. Trong khi đó, tại những đoạn đường mà không có làn đường dành cho người đi bộ, việc luồn lách giữa dòng phương tiện thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều du khách nước ngoài.

"Lần đầu tiên khi tôi đến Hà Nội, tôi gặp khó khăn trong việc đi lại, tham gia giao thông tại đây.Tôi không biết làm cách nào để có thể sang đường và tôi phải hỏi kinh nghiệm của một vài người bạn sống tại đây. Sau một vài lần, tôi có thể tự tin sang đường mà không phải nhờ một ai đó dẫn qua đường", chị Acnes cho biết thêm.

Anh Jason, một giảng viên đại học người Mỹ đã có 6 tháng sinh sống và làm việc tại Hà Nội chia sẻ, bất kì người nước ngoài nào lần đầu tiên đến Việt Nam tham gia giao thông sẽ cảm thấy vô cùng căng thẳng bởi các lái xe không tuân thủ theo các quy định về an toàn giao thông. Tuy nhiên, sau thời gian tham gia giao thông tại Việt Nam, anh Jason cho rằng, văn hóa của người tham gia giao thông tại Hà Nội có những đặc trưng riêng và phù hợp với điều kiện hạ tầng và giao thông hiện nay tại Hà Nội.

Anh Jason cũng đánh giá cao với kỹ năng lái xe và khả năng xử lí tình huống của những người điều khiển xe máy tại Việt Nam: "Khi tôi tham gia giao thông ở Việt Nam được khoảng 6 tháng, tôi cảm thấy văn hóa của những người tham gia giao thông ở Hà Nội có những đặc điểm riêng và không phải xấu hẳn. Ví dụ những người lái xe máy có kỹ năng lái xe rất là tốt, để cho các dòng giao thông được thông suốt. Và khi phải đối mặt với ùn tắc và va chạm giao thông, người tham gia giao thông tại Việt Nam có vẻ rất bình tĩnh, hài hòa khi xử lý những vấn đề này. Nếu mà so sánh với ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam đối với các quốc gia khác kể cả phát triển hay không phát triển thì có vẻ như người tham gia giao thông tại Việt Nam có cách xử lý khá hài hòa, lịch sự và chấp nhận tình huống đấy hơn".

Tuy nhiên, điều khiến cho anh Jason cũng như nhiều người tham gia giao thông tại Việt Nam cảm thấy không hài lòng là cách tham gia giao thông thiếu nhường nhịn của một bộ phận lái xe, đặc biệt là những lái xe điều khiển các phương tiện vận tải lớn như xe buýt, xe tải … Những phương tiện loại lớn hơn này, thường hay lấn làn và không nhường đường cho các phương tiện nhỏ hơn, gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông.

Theo những người bạn nước ngoài, hiện nay tỷ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn đang ở mức cao và Chính phủ Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ để cải thiện tình trạng này. Song song với việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, cần đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Cùng với đó, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức và văn hóa của người tham gia giao thông.

Chúng ta đang nỗ lực thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng để sinh sống, học tập và du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách thu hút về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, thì Hà Nội cũng cần quan tâm đến việc cải thiện điều kiện giao thông và nâng cao ý thức, văn hóa giao thông cho người dân. Có như vậy, Hà Nội mới có thể tạo ấn tượng tốt trong mắt bạn bè quốc tế về một đô thị văn minh, lịch sự và phát triển.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //