Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giáo dục trẻ em để hướng tới mục tiêu không có người thiệt mạng vì TNGT

Phóng viên - 21/08/2018 | 13:40 (GTM + 7)

VOVGT-Năm 2017, có 254 người Thụy Điển thiệt mạng vì tai nạn giao thông, là nước có có số vụ và số người thiệt mạng vì TNGT thấp nhất thế giới...


Từ năm 1995, Thuỵ Điển đã tổ chức, thiết lập các dự án giáo dục, bài giảng về ATGT từ cấp mầm non (Ảnh: irezQ)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với mục tiêu không có người thiệt mạng vì TNGT, Giáo dục về ATGT tại tất cả các cấp học đang được chính phủ Thuỵ Điển đẩy mạnh trong nhiều năm qua.

Tại Thuỵ Điển, từ năm 1995, hơn 100 trường mầm non tham gia dự án giáo dục ATGT và đưa chương trình giáo dục này trở thành bài giảng tiêu chuẩn bắt buộc, nhằm xây dựng, năng cao ý thức cho các em nhỏ.

Đối với trẻ em từ 6 -9 tuổi ở bậc giáo dục tiểu học, các nhân vật hoạt hình và viễn tưởng được sử dụng để giáo dục ATGT. Mỗi học kỳ, học sinh tiểu học phải học 20 tiết về giáo dục ATGT.

Từ 10-12 tuổi, sẽ được giáo dục thông qua cuốn sách “ATGT trong học đường”, kết hợp với hướng dẫn của giáo viên về các vấn đề như: giao thông là gì, người đi bộ, người đi xe đạp, tầm nhìn bị ảnh hưởng thế nào khi trời tối và các hành vi đúng khi tham gia giao thông. Các trò chơi nhằm giáo dục ATGT cho trẻ từ 10-12 tuổi cũng được phát triển.

Từ 13-16 tuổi sẽ được tham gia lớp học ngoại khóa trong 1 ngày về ATGT với các tình huống có thực, như: Kiểm tra hiểu biết và kiến thức về khoảng cách dừng xe tối ưu, cách sử dụng dây an toàn, tầm nhìn khi tham gia giao thông, các tình huống có thể xảy ra va chạm hoặc lật xe. Bên cạnh đó, nhà trườngcó thể mượn súng bắn tốc độ để sử dụng trong giảng dạy.

Chia sẻ mục tiêu không còn người thiệt mạng vì TNGT, bà Moyagh Murdock – Giám đốc điều hành cơ quan ATGT đường bộ nhấn mạnh:

“Nhóm học sinh từ bậc thấp nhất là mầm non cho tới các sinh viên đều là đối tượng chính trong mục tiêu giảm thiểu thiệt hại về người do TNGT. Chúng tôi xây dựng các chương trình giảng dạy, bài giảng thực tế, mô phỏng TNGT để các em có thể hiểu được tầm quan trọng của ATGT. Các bài giảng này sẽ nâng cao được khiến thức, sau đó thay đổi về mặt nhận thức và cuối cùng là tác động tới hành động trực tiếp của các em khi tham gia giao thông.”

Để hỗ trợ giáo viên và học sinh hiểu hơn về ATGT, các chuyến đi thực tế tới bệnh viện cũng là một phần của chương trình giảng dạy. Các bác sĩ sẽ chia sẻ về hậu quả các vụ tai nạn nếu người tham giao giao thống bất cẩn.


Các bậc phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thái độ, ý thức và hành động của trẻ khi tham gia giao thông (Ảnh: Sweden.se)

Các bậc phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao nhận thức về ATGT. Cụ thể, phụ huynh và học sinh cùng tham gia vào các dự án Con Đường Tới Trường; đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe đạp, xe máy; hay sử dụng xe buýt để nâng cao ý thức sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Một số học sinh Thuỵ Điển cho biết:

“Các lớp học này rất vui, cháu tham gia cả ở trên trường và cả kỳ nghỉ hè.”

“Cháu học được cách đi đúng luật để đảm bảo an toàn giao thông khi không có người lớn đi cùng.”

Nói về tính nghiêm khắc và việc làm gương của người lớn về chấp hành luật ATGT, cách đây không lâu, bà Aida Hadziazlic – Bộ trưởng Giáo dục Thụy Điển đã phải từ chức vì lái xe khi có nồng độ cồn 0,2 gram/lít máu.

Bà Aida Hadziazlic cho biết đây là sai lầm lớn nhất cuộc đời:

“Đây là sai lầm lớn nhất cuộc đời. Tôi sẽ chịu trách nhiệm. Tôi xin thông báo từ chức khỏi vị trí Bộ trưởng. Tôi hiểu, rất nhiều người sẽ thất vọng về tôi. Tôi cũng vô cùng tức giận với bản thân và hối hận sâu sắc… Nhưng tôi chọn quyết định này vì tôi hiểu việc tôi lái xe sau khi uống rượu là quá nghiêm trọng."

Nhờ đẩy mạnh chương trình giáo dục ATGT học đường, năm 2016, Thụy Điển chỉ có 7 trẻ em thiệt mạng vì TNGT ở nhóm từ 1-14 tuổi, trong tổng số 304 vụ TNGT. Còn ở Việt Nam là gần 2.000 trẻ mỗi năm; và TNGT là một trong hai nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ từ 5-14 tuổi.

Do vậy, Ủy ban ATGT Quốc gia đã chọn chủ đề năm ATGT 2018 là ATGT cho trẻ em với nỗ lực ngăn chặn tình trạng gia tăng TNGT liên quan đến trẻ em.


Tại Việt Nam, chương trình giáo dục về ATGT học đường cũng đang được đẩy mạnh tại các cấp học (Ảnh: Tạp chí Giao thông)

Mới đây, Bộ Giáo dục và đào tạo, Uỷ ban ATGT Quốc gia và Công ty Honda ký chương trình phối hợp triển khai hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh giai đoạn 2018-2023.

Theo đó, các bên sẽ nghiên cứu, chỉ đạo biên soạn tài liệu giáo dục ATGT cho trẻ mầm non 5 tuổi; bổ sung, chỉnh lý nội dung tài liệu hỗ trợ giảng dạy về ATGT cho nhóm học sinh tiểu học và trung học; kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.

Tuy nhiên, ngoài nhà trường, cha mẹ cũng có vai trò không nhỏ trong ý thức tham gia giao thông của các em.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //