Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đường sắt trên cao tiếp tục lỗi hẹn vận hành thử trong tháng 10

Phóng viên - 26/09/2017 | 6:43 (GTM + 7)

VOVGT- một lần nữa đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông lại lỗi hẹn với người dân thủ đô, khi kế hoạch vận hành thử trong tháng 10 này là không thể.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hình ảnh một nhà ga trên tuyến đường Nguyễn Trãi chưa được hoàn thiện

Bộ GTVT vừa chính thức xác nhận, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông không thể vận hành thử nghiệm vào tháng 10-2017 như kế hoạch đề ra do gặp khó khăn về tài chính. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành 95% giá trị xây lắp, tuy nhiên, số ít các hạng mục còn lại đang bị đình trệ do thiếu vốn triển khai như: nhà điều hành chính (khu đề-pô), một số nhà ga, khu nhà xưởng, đường nội bộ.

Theo Bộ GTVT, nguyên nhân là do việc giải ngân hơn 250 triệu USD bổ sung cho dự án này bị chậm trễ, do vướng mắc các thủ tục pháp lý từ các Bộ, Ngành và từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Trước đó, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được triển khai thực hiện từ tháng 11/2008 với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD. Tuy nhiên, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức được triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 870 triệu USD.

Theo kế hoạch đề ra, đến tháng 10 tới đây, tuyến tàu điện đầu tiên sẽ bắt đầu chạy thử trên hệ thống và kéo dài từ 3 - 6 tháng, sau đó sẽ đưa vào khai thác thương mại toàn dự án vào quý II/2018.

Như vậy, liên tiếp các lần lỡ hẹn và đội vốn lên cao, dự án trọng điểm Cát Linh – Hà Đông đang gây ra hàng loạt tổn thất kinh tế xã hội của đất nước. Trả lời Kênh VOV Giao thông quốc gia, một chuyên gia xã hội học đánh giá:

Công trình chậm tiến độ thì thiệt hại không thể đo đếm được và quan trọng nhất về mặt xã hội là gây mất niềm tin đối với người dân, công chúng trong các công trình, đặc biệt là những công trình có chủ đầu tư là các nhà thầu Trung quốc. Thành phố HN có nhiều công trình đều kéo dài tiến độ như vậy, làm cho bộ mặt của thủ đô vừa xấu, lại vừa thiệt hại rất nhiều cho kinh tế xã hội.”

Đồng tình về vấn đề này, TS Phan Lê Bình, chuyên gia của Jica Nhật Bản cũng nhấn mạnh, dự án chậm tiến độ gây ra tổn thất kinh tế xã hội là quá rõ. Tổn thất về kinh tế là việc công trình không thể đi vào vận hành đúng hạn sẽ làm ảnh hưởng đến các dự án kết nối hoặc liên quan khác, như hệ thống taxi, xe buýt, nhà ga, trung tâm thương mại…

Bên cạnh đó, tổn thất về mặt xã hội là ùn tắc, tai nạn, tác động môi trường vẫn tiếp tục xảy ra, trong khi niềm tin của người dân thì bị suy giảm. TS Phan Lê Bình lưu ý: “Việc chậm tiến độ có thể xuất phát từ rất nhiều lý do đối với những công trình lớn như thế này, có lý do chủ quan, có lý do khách quan. Đơn vị chủ quản đã cố gắng hết mình để triển khai sớm nhất nhưng cái sớm đó là không thể."

Nhiều nhà ga vẫn chưa được hoàn thiện khi ngày vận hành thử nghiệm đã cận kề

Ngoài ra, TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cũng đã có những trao đổi với phóng viên chương trình về bài học rút kinh nghiệm cho dự án Cát Linh – Hà Đông nói riêng và các dự án khác nói chung ở nước ta trong thời gian tới.

Ngay sau đây là nội dung chi tiết:

PV: Thưa TS Nguyễn Minh Phong, TS có bình luận như thế nào về những tổn thất kinh tế - xã hội do việc chậm tiến độ của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông hiện nay?

TS Nguyễn Minh Phong: Một dự án lớn như vậy mà bị chậm lại thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các khía cạnh, kể về kinh tế, kể cả xã hội. Riêng việc chậm lại làm phát sinh tăng giá đã là thiệt hại rất lớn rồi. Cái này đáng lẽ phải tách biệt ra giữa tăng giá do khách quan, tăng giá do chủ quan, do chậm tiến độ, do tính toán không kỹ, không tới để bắt lỗi cho chính xác, tránh việc tất cả lại đổ lên đầu ngân sách và đổ lên đầu người dân.

Thứ hai là chậm như thế thì ảnh hưởng đến giao thông, tắc nghẽn, bụi bẩn rồi công ăn việc làm, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng trực tiếp hai bên đường. Một số tai nạn xảy ra cũng là một phần do sự chậm trễ này. Cuối cùng việc chậm trễ thì nó sẽ làm chậm công trình hoàn thành, do đó việc khai thác của nó cũng bị chậm, nó ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của dự án.

PV: Vậy theo TS, cơ quan quản lý nhà nước phải rút ra những bài học đắt giá như thế nào từ việc chậm tiến độ nhiều lần đối với dự án điển hình nói trên?

TS Nguyễn Minh Phong: Rõ ràng đây là một bài học rất đắt đỏ cho các dự án khác nhau của cả nước. Rất nhiều dự án bị chậm và dự án trong nội đô bị chậm thì sẽ càng phát sinh nhiều hệ lụy như ta đã biết. Đây là khoản thiệt hại mềm rất khó tính, mặc dù có thể cảm nhận được.

Rõ ràng hầu hết các dự án, nhất là các dự án do Trung Quốc làm chủ đầu tư đều bị chậm, bị phát sinh, bị đội giá, làm tăng tiền vay và làm tăng trần nợ công. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người dân, của các nhà đầu tư khác, vào năng lực thiết kế, triển khai cũng như năng lực quản lý của các cấp chính quyền liên quan trong dự án này và các dự án chậm khác.

Trong nghị trường, việc chậm như vậy sẽ phát sinh rất nhiều hệ lụy, kể về chế tài phạt, tiền lệ xấu, cuối cùng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, hình ảnh, năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước. Đây rõ ràng là bài học không thể bỏ qua, cần truy cứu trách nhiệm tới từng cá nhân, đơn vị có liên quan.

PV: Xin cảm ơn những ý kiến của TS.

Như vậy, dư luận cho rằng, việc chậm tiến độ của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là một bài học đắt giá cho các dự án khác nhau trên cả nước. Việc chậm trễ này khiến chi phí bị phát sinh, các hạng mục bị đội giá, làm tăng mức đầu tư và tăng trần nợ công. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người dân, của các nhà đầu tư vào năng lực triển khai cũng như năng lực điều hành của các cấp chính quyền nước ta.

Do đó, đây là bài học không thể bỏ qua và cơ quan quản lý nhà nước cần truy cứu trách nhiệm tới từng cá nhân, đơn vị có liên quan, đồng thời tìm kiếm các giải pháp có hiệu quả hơn để chấn chỉnh tình hình trong thời gian tới.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //