Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đua xe trái phép, hành vi cần loại trừ khỏi xã hội

Phóng viên - 30/06/2017 | 2:20 (GTM + 7)

VOVGT – Hành vi đua xe trái phép là liều lĩnh và nguy hiểm, gây ám ảnh cho những người tham gia giao thông…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đua xe trái phép là hành vi cần loại trừ - Ảnh minh họa

Cơ sở hạ tầng đường bộ không ngừng phát triển để phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân. Thế nhưng một số đối tượng thanh niên lợi dụng điều kiện này để tổ chức hoạt động đua xe trái phép gây nhiều hoang mang bức xúc trong dư luận và mất an ninh trật tự an toàn giao thông trên nhiều địa bàn, đặc biệt là các thành phố lớn.

Dưới đây là chia sẻ của một số người dân: “Chuyện đua xe quá nguy hiểm, gây mất an toàn tính mạng của bản thân và người khác. Cái đó ai cũng biết nhưng không ai nghĩ ra được khi mà chưa xảy ra hậu quả, khi xảy ra hậu quả rồi mới thấy hối hận. Chế tài xử phạt đua xe không đủ mức độ răn đe…”. Một người khác nêu ý kiến: “Thanh niên đua xe, độ xe rất là nguy hiểm. Chạy tốc độ xe 100km/h rồi mà còn độ lên nữa hỏi sao tai nạn gây ra mà không chết người. Họ cũng xác định là nguy hiểm chứ nhưng bây giờ do mấy thanh niên không có điểm đua thì tự động đua ở ngoài đường như vậy”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Chỉ có thể diễn tả chung cho tất cả những phản ánh bức xúc của người dân về hành vi đua xe trái phép là sự liều lĩnh và nguy hiểm từ các đối tượng, gây nỗi ám ảnh cho người tham gia giao thông.

Ghi nhận thức tế tại TPHCM, nhiều vụ đua xe không còn tiến hành từng cá nhân nhỏ lẻ như trước đây mà tổ chức thành các nhóm có quy mô lớn, hoạt động chủ yếu ở nơi có tuyến phố rộng như đường Vành Đai Trong (quận Bình Tân), suốt tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 1, 2, 3), đường Vành Đai 2 (quận 2), đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh), Quốc lộ 22 (huyện Hóc Môn) hoặc những địa bàn giáp ranh các tỉnh thành trên quốc lộ 1 thuộc Long An, Bình Dương... Đã thế các đối tượng còn chở ba, chở bốn, uống rượu đua xe trên phố.

Dù lực lượng chức năng luôn thường xuyên tuần tra xử lý nhưng tệ nạn vẫn tái diễn và có những biến tướng phức tạp. Chúng thường tiến hành vào thời điểm vắng vẻ lúc nửa đêm hay rạng sáng, phương thức đua xe chớp nhoáng rồi giải tán khi không thấy cảnh sát giao thông hoặc di chuyển qua khu vực khác để tránh sự truy bắt. Song, các nhóm đối tượng dần liều lĩnh hơn khi mới đây trên Quốc lộ 51, tỉnh Đồng Nai hàng nghìn xe gắn máy tụ tập từ Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai ngang nhiên phong toả đường để đua xe, nẹt bô gây náo loạn và sợ hãi cho người dân đi đường.

Riêng với người dân sinh sống tại khu vực, đây không phải là lần đầu tiên họ đối mặt với quái xế tử thần này. Bởi việc đua xe không chỉ là hành vi coi thường pháp luật mà còn gây nguy hiểm cho người đi đường. Không ít người dân, cả cảnh sát giao thông, thậm chí chính bản thân cũng là nạn nhân trong cuộc đua xe tốc độ. Điển hình vụ tự ý đua xe mô tô tại khu vực Bàu Trắng, tỉnh Bình Thuận đầu năm nay, gây xôn xao dư luận khi xảy ra tai nạn khiến một thành viên trong đoàn bị thiệt mạng. Còn rất nhiều vụ tai nạn đau lòng để lại sự kinh hoàng cho gia đình các nạn nhân cũng như mọi người trong xã hội.

Trước thực trạng này Luật sư Phạm Hoài Nam – Hãng luật Bến Nghé Sài Gòn chia sẻ: “Trong thời gian vừa qua tình trạng các bạn thanh niên đua xe trên đường phố, đặc biệt là những đường phố mới mở. Đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng sức khoẻ của người đua xe mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người vô tội. Và thực tế cũng đã có những tai nạn đau lòng xảy ra. Và đấy cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh. Pháp luật thì đã quy định rõ ràng tuỳ theo tính chất mức độ có thể xử lý hành chính hoặc hình sự. Các bạn trẻ cần tránh trường hợp chỉ vì một phút nông nổi mà phải trả giá bằng chính mạng sống”.

Luật sư Phạm Hoài Nam nói:

Tất nhiên để hạn chế và tránh xảy ra những vụ tai nạn do đua xe gây ra, pháp luật cũng đã có những quy định rõ ràng cho từng loại phương tiện cơ giới và từng mức độ vi phạm.

Luật sư Phạm Hoài Nam cho biết: “Quy định về lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt đối với những hành vi đua xe trái phép xe đạp, xe máy phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng, xe moto phạt từ 7 triệu – 8 triệu đồng, còn đối với dủng oto đua xe thì có thể phạt 8 triệu – 10 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 3 – 5 tháng. Có trường hợp đua xe gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người tại điều 207 Bộ Luật Hình Sự phạt tiền từ 5 triệu – 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 3 tháng, ngoài ra trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mức phát lên tới 20 năm”.

Luật sư Phạm Hoài Nam cho biết

Bên cạnh việc xử lý răn đe về mặt pháp luật thì theo Giáo sư Tiến sĩ Vũ Gia Hiền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn Hóa – Du lịch phân tích, nếu chúng ta giải quyết được nguyên nhân sâu sa vì sao ở nước ta số vụ đua xe trên đường phố lại diễn ra nhiều hơn so với các nước, từ đó sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông gây ra từ hành vi này.

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Gia Hiền cho biết: “Đối với thế giới người ta có trường đua hẳn hoi còn ở Việt Nam chưa phát triển trường đua này dẫn đến dùng đường giao thông công cộng mọi người đi để đua xe gây ra những điều hoang mang sợ hãi cho người dân, đây là những hành vi không thể chấp nhận được. Vì những việc đua xe trên đường của giới trẻ hay nhóm người nào đó đều thiếu ý thức và thiếu cả trình độ nhận thức bản thân đối với xã hội. Vì vậy trước hết phải lên án hiện tượng đua xe này, một mặt các gia đình cũng phải để ý con cái của mình, nói cho các cháu biết sống như thế nào cho đúng pháp luật”.

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Gia Hiền nói:

Qua thực tế cho thấy, đua xe chẳng những là hành vi trái phep, gây mất an ninh trật tự, gây nguy hiểm mà có thể xem như một hành động giết người cần lên án gây gắt. Đã đến lúc cần cảnh tỉnh về những hậu quả khôn lường do hành vi này gây ra, chặn đứng ngay mối hiểm hoạ chực chờ cho người đi đường. Mỗi người dân nên là pháo đài có trách nhiệm thông báo cho cơ quan chức năng xử lý kịp thời nếu phát hiện vi phạm.

Nhà nước cũng có những biện pháp mạnh tay để người dân an tâm sinh sống và làm việc, đặc biệt là những địa bàn thường xuyên diễn ra tệ nạn đua xe trái phép. Riêng, các đối tượng thanh niên đừng nên xem nhẹ tính mạng của những người xung quanh và cần nhận thức chấn chỉnh hành vi kém ý thức văn hoá của mình, đừng để xảy ra những hậu quả sự thương tâm và hối hận cho bản thân và gia đình.

Ảnh minh họa

Việc tụ tập đua xe trái phép vẫn đang đe dạo đến đời sống an ninh, sức khoẻ và tình mạng của người đi đường. Từ những quái xế xe máy số đến quái xế đi siêu xe đắt tiền. Đó là sự phản văn hóa trong giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng này trước tiên phải nhắc đến là ý thức của chính người tham gia giao thông. Trong đó đáng báo động, các đối tượng đua xe thường là thanh thiếu niên tham gia ngày càng nhiều. Bởi độ tuổi này luôn thích thể hiện, ham cảm giác mạnh, nhất là chủ quan trong nhận thức như biết hành vi sai quy định và nguy hiểm nhưng vẫn cố tình đua xe. Hay có thể ban đầu, các đối tượng thiếu ý thức, hạn chế về mặt kiến thức pháp luật, bị lội kéo nhưng do không bị xử lý nghiêm khắc về mặt pháp luật nên trờ thành thói quen xấu thường xuyên vi phạm. Thậm chí khi vi phạm nhiều lần, một số thành viên quá khích, thiếu tình người sẳn sàng đáp trả chống đối lại lực lượng chức năng khi bị truy bắt. Càng để lại hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và người xung quanh.

Bên cạnh đó, sự quản lý lỏng lẽo từ gia đình, nuông chìu, không hiểu tâm lý cũng như ít quan tâm dạy bảo con cái. Ngay cả bản thân họ đôi khi còn chưa thực hiện tốt các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Vì vậy họ vô tình đẩy con mình vào tệ nạn và con đường đua xe nguy hiểm.

Song, việc xử lý đua xe theo quy định pháp luật hiện hành đã nảy sinh nhiều vướng mắc, khó cấu thành tội phạm, không đủ sức răn đe. Đơn cử, đối tượng chỉ được coi là đua xe trái phép khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã từng bị xử lý hành chính đang trong thời hiệu hoặc đã từng bị kết án nhưng chưa được xóa án tích. Nếu không chỉ xử lý dừng lại ở mức nhẹ là gây rối trật tự công cộng.

Mặt khác, về nhà trường và quản lý xã hội cũng cần chú ý. Bởi hoạt động vui chơi giải trí được xem là bổ ích nhưng quá ít nghèo nàn, không hấp dẫn, không thu hút được các tầng lớp nhân dân lao động đặc biệt là giới trẻ đến vui chơi. Trong khi nhu cầu hoạt động văn hoá, thể thao trong đó có đua xe bị tác động từ quốc tế. Tuy nhiên ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung chưa có điều kiện tạo ra đủ sân chơi cho những người muốn đua xe. Đây cũng chính là một nguyên chưa thể giải quyết và thoả mãn sở thích của một bộ phần người dân, dẫn đến nạn đua xe trên đường phố gây mất trật tự an toàn giao thông hiện nay.

Để giải quyết được vấn đề này, không chỉ lực lượng chức năng mà phải có sự chung tay của gia đình và toàn xã hội. Chúng ta nên tạo một môi trường giáo dục, hoạt động cộng đồng lành mạnh, tăng tính thực thi pháp luật, nâng cao trình độ nhận thức, văn hoá giao thông của mỗi người, nhất là uốn nắn kịp thời những suy nghĩ và hành động lệch lạc của các bạn thanh thiếu niên.

Thiết nghĩ cá nhân những người tham gia giao thông trên đường luôn có sự cảnh giác cao độ, đi chậm rãi và tránh những va chạm với các nhóm đua xe trái phép, lưu thông sai quy định. Đó chính là cách tốt nhất bảo vệ mình trước hành vi giết người đáng lên án nêu trên.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //