Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Động Lực và niềm tự hào 'trái bóng Made in Việt Nam'

Phóng viên - 04/10/2018 | 15:52 (GTM + 7)

VOVGT - Sau gần 30 năm ra đời, bóng Động Lực ngày càng phát triển và vươn lên tiêu chuẩn phục vụ cho bóng đá đỉnh cao ngày nay.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cách đây gần 30 năm, những trái bóng khâu tay đầu tiên ra đời trong một tổ sản xuất 5 người mang tên “dynamo” (tiếng Việt có nghĩa “Động lực”). Từ sự thô sơ ban đầu, bóng Động Lực ngày càng phát triển và vươn lên tiêu chuẩn phục vụ cho bóng đá đỉnh cao ngày nay.

Là một trong những doanh nghiệp ra đời đầu tiên ngay sau khi có Luật doanh nghiệp (1993), Công ty THNN Động Lực ý thức rất rõ lợi thế của các quả bóng khâu tay nhờ sự khéo léo của người Việt.

Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì mô hình hoạt động nhỏ, lẻ như vậy, công ty sẽ dần bị tụt hậu trong bối cảnh kinh tế mở cửa, các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là sản phẩm ngoại nhập.

Ông Lê Văn Thành – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần Động Lực hồi tưởng: Bước ngoặt đối với hành trình phát triển của Động Lực đến khá tình cờ, và họ đã nắm được cơ hội hiếm có này:

“Vào năm 1993, hãng Adidas sang tổ chức việc gia công sản xuất bóng để xuất khẩu đi thế giới. Động Lực vinh dự là một trong những đầu mối cho việc gia công, và từ đó cũng được các chuyên gia của Adidas đào tạo về công nghệ sản xuất. Đến năm 2003, khi SeaGames được tổ chức ở Việt Nam, Động Lực đã lần đầu đạt chuẩn FIFA về sản xuất bóng, sản phầm của chúng tôi được sử dụng độc quyền tại kỳ SeaGames này”.

Để làm ra được sản phẩm khác biệt mang tính “lột xác”, đạt tiêu chuẩn khắt khe của FIFA như chất liệu, độ bền, độ nảy, độ tròn, khả năng chịu lực, Động Lực đã nỗ lực rất lớn từ việc tìm nguyên liệu, công thức sản xuất cũng như đào tạo tay nghề, đầu tư vào quản lý, cập nhật công nghệ.

Ông Lê Văn Thành tự hào cho biết, ngày nay, các quốc gia đang có xu hướng chuyển sang dùng máy để sản xuất bóng hàng loạt, tuy nhiên, riêng với bóng khâu tay, Việt Nam vẫn đang có ưu thế. Ngoài đạt chuẩn chất lượng, giá thành của bóng Động Lực (khoảng 50 đô la/trái) cũng rất cạnh tranh (so với giá 100 đô la/trái của các hãng nước ngoài).

“Trên thế giới hiện nay, chỉ có Việt Nam và Pakistan được FIFA công nhận là 2 quốc gia sản xuất bóng khâu tay đủ tiêu chuẩn quốc tế. Có 2 lý do, thứ nhất chúng tôi đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến nhất, thứ hai, đó là sự khéo léo và phù hợp của người dân Việt Nam với công việc đặc thù này. Chúng tôi coi đó là một sự may mắn, mà không phải quốc gia nào, kể cả Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng có và làm được”.

Sau thành công với trái bóng đạt chuẩn FIFA, Động Lực tiếp tục mở rộng sang sản xuất các trang thiết bị thể thao. Tháng 4/2007, công ty chuyển đổi từ mô hình gia đình thành công ty đại chúng và đổi tên thành Công ty cổ phần Động Lực.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (2009), Động Lực nằm trong số ít công ty ít bị ảnh hưởng do kiên định với lĩnh vực sở trường, không đầu tư tràn lan sang các lĩnh vực khác.

Với phương châm lấy đạo đức kinh doanh là kim chỉ nam, Động Lực dần khẳng định vị thế của mình trên thương trường, trở thành một trong những tập đoàn thể thao hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất – phân phối – xuất nhập khẩu trang thiết bị thể dục thể thao, trang thiết bị chăm sóc sức khỏe, sản xuất kinh doanh thiết bị giáo dục, tư vấn xây dựng công trình thể dục thể thao…

Hiện tại, Động Lực sở hữu nhiều nhà máy với gần 500 cán bộ, công nhân viên, dây chuyền sản xuất 70.000 đến 100.000 bóng/tháng, được sử dụng tại nhiều giải thi đấu bóng đá trong nước và quốc tế.

Nhắc về thành công hiện tại, ông Lê Văn Thành –Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần Động Lực cũng đề cập trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp, đó là phục vụ cho sức khỏe người tiêu dùng, phục vụ cho nền thể thao Việt Nam.

“Năm 2017, số tiền Động Lực tài trợ cho các hoạt động thể thao Việt Nam lên tới 25 tỷ. Đó là sự tự hào khi chúng tôi đóng góp cho thể thao đỉnh cao cũng như thể thao phong trào nước nhà. Tôi cho rằng tính nhân quả rất rõ ràng khi Động Lực và thể thao gắn bó rất nhiều năm. Thành công của Động Lực cũng là thành công của thể thao và ngược lại”.

Gần 3 thập kỷ xây dựng, phát triển và trưởng thành, Công ty CP Động Lực đã đón nhận nhiều giải thưởng, như: Sao vàng Đất Việt; Giải thưởng Sao Đỏ cho Doanh nghiệp tiêu biểu; danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao… qua đó, lan tỏa tinh thần và thương hiệu Made in Vietnam trong mắt người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //