Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đòi nợ kiểu 'giang hồ': Làm sao để ngăn chặn

Phóng viên - 28/09/2018 | 15:51 (GTM + 7)

VOVGT - UBND Tp.HCM vừa kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ cấm kinh doanh, hoặc siết chặt loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ đòi nợ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

UBND Tp.HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ cấm kinh doanh, hoặc siết chặt loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ đòi nợ. Không phải bỗng dưng mà UBND Tp.HCM lại có kiến nghị như vậy, vì ngày càng có nhiều người bức xúc, khổ sở bởi các chiêu đòi tiền của các đơn vị cung cấp dịch vụ đòi nợ.

Thậm chí, người không vay cũng có thể bị gây áp lực một cách “khủng khiếp”. Những chiêu thức này là gì? Cách thức lách luật của các đơn vị này ra sao, và đâu là giải pháp để ngăn chặn?

Theo thống kê, đến hết năm 2017, Tp.HCM có 68 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Tuy nhiên, trong số này, chỉ có 44 doanh nghiệp được cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. 12 doanh nghiệp sau đó đã ngưng hoạt động hoặc sắp xếp lại. Do đó, hiện vẫn có 28 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đòi nợ chính thức đang hoạt động.

Theo quy định, dịch vụ đòi nợ thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch - đầu tư cấp, họ phải được cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Tuy nhiên, do chưa có quy định về địa bàn hoạt động nên nhiều công ty đăng ký ở tỉnh thành khác, rồi ủy quyền cho văn phòng đại diện tại Tp.HCM thu hồi nợ. Có thể coi đó là hình thức “lách luật”, bởi hiện chưa có quy định về việc văn phòng đại diện phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự mới được đòi nợ.

Theo chia sẻ của một số người từng là nhân viên của các công ty thu hồi nợ, sau khi nhận thông tin từ khách hàng, phía công ty sẽ cử tổ công tác đi xác minh tình hình tài chính của khách nợ (hay còn gọi là “con nợ”). Sau khi biết có khả năng chi trả, phía công ty sẽ ký hợp đồng với chủ nợ (có vụ chi phí lên đến 50% số tiền đòi được).

Một số “chiêu” thường được các công ty này sử dụng như: cắt cầu dao điện, cử các đối tượng bất hảo đến đọc báo, nằm ngủ, nhậu nhẹt trước cửa nhà, đe dọa vợ con của “con nợ”… Nếu không trả, các đối tượng “xã hội đen” này còn tát cảnh cáo, tạo va chạm xe để đe dọa, hoặc tạt nhớt, tạt sơn, phân thối,… vào nhà của con nợ để “khủng bố” tinh thần. Tuy nghề này nguy hiểm, nhưng những năm trước, mỗi nhân viên có thể thu nhập khoảng 100 triệu đồng/tháng. Nay số nơi cung cấp dịch vụ nhiều hơn, thu nhập giảm, nhưng trung bình cũng khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần siết chặt quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ đòi nợ để đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, đồng thời để bảo vệ những đơn vị làm ăn chân chính.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm chủ tịch hội đồng tư vấn, công ty Luật Hợp Danh Hồng Bách và cộng sự - bày tỏ:

"Trên thực tế đã có những trường hợp đơn vị đi đòi nợ thuê vượt quá giới hạn của mình, có những hành vi không chuẩn theo quy định của pháp luật. Dẫn tới tình trạng xô xát, đe dọa, dẫn tới bất ổn trong tình hình an ninh trật tự, chính trị của địa phương cũng như gây hoang mang cho người dân. Xuất phát từ thực trạng đó mà đưa ra những kiến nghị nhằm ổn định. Và điều đó cũng bảo vệ một số công ty có chức năng đòi nợ thuê, bởi vì không phải tất cả các doanh nghiệp đòi nợ thuê đều có hành vi như vậy".

Đồng tình với quan điểm này, Luật sư Lê Minh Trường - Giám đốc Công ty Luật Minh Khuê - cho rằng, cách hành xử kiểu “giang hồ” của các đối tượng “xã hội đen” là hành vi không thể chấp nhận được. Nhưng nó vẫn tồn tại trên thực tế, bởi lẽ, nhiều “con nợ” thường sử dụng tiền cho những hành vi vi phạm pháp luật (ví dụ như đánh bạc), nên họ không tố cáo với cơ quan chức năng dù bị đe dọa hay bị “khủng bố” tinh thần.

Luật sư Lê Minh Trường phân tích:

"Việc anh dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay khủng bố, đe dọa, gây thương tích đều có dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự. Và ở mức độ nhẹ hơn có thể xử lý dưới góc độ xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do mối quan hệ phức tạp, các “con nợ” về những mục đích xấu, phạm pháp (như cờ bạc) thì họ không tố cáo. Luật Tố tụng ở Việt Nam đôi khi phải xảy ra sự cố pháp lý, hoặc sự biến pháp lý, thì cơ quan điều tra mới vào cuộc điều tra. Còn rất ít cơ quan điều tra vào cuộc điều tra với hành vi đe dọa này. Dẫn đến việc thực hiện của hoạt động này rất khó khăn trong việc quản lý".

Trước những khó khăn như vậy, nhiều ý kiến cho rằng, vai trò quản lý, giám sát của các cơ quan hữu quan là vô cùng quan trọng để dịch vụ đòi nợ thuê hoạt động có hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh biến tướng theo kiểu “giang hồ”, “xã hội đen”.

"Đó là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đương nhiên phải đáp ứng những điều kiện mà luật pháp quy định. Chúng ta phải siết chặt thanh tra, kiểm tra, xem các đơn vị được cấp phép có luôn luôn đảm bảo các yêu cầu của luật pháp hay không? Trong trường hợp đảm bảo trên mặt pháp lý thôi, trên thực tế họ không có thì mới cần công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động này. Chính vì vậy, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện tốt, thì chúng ta có thể quản lý tốt hơn".

Theo văn bản kiến nghị cấm hoặc siết loại hình kinh doanh cung cấp dịch vụ đòi nợ, UBND Tp.HCM xác nhận, dịch vụ này đang biến tướng, một số vụ việc có dấu hiệu cấu kết băng nhóm, gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, theo nhiều luật sư, hoạt động đòi nợ thuê là một nhu cầu của xã hội, việc ngăn cấm không phải là giải pháp, mà vấn đề là phải quản lý sao cho hiệu quả.

Nhiều ý kiến đề xuất nên có quy định rút giấy phép với các công ty đòi nợ hành xử kiểu giang hồ. Ngoài ra, cũng cần áp dụng các nội dung như kiến nghị của UBND TP như: phải mặc đồng phục khi đòi nợ, quy định số lượng nhân viên tối đa tham gia mỗi lần đòi nợ, thông báo danh sách nhân viên được cử đi đòi nợ cho công an phường nơi đến đòi nợ, không được đòi người thân của “con nợ”.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //