Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Độc đáo hội làng Triều Khúc trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Phóng viên - 14/02/2019 | 14:51 (GTM + 7)

VOVGT - Sáng 14/02, làng Triều Khúc đã vinh dự đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ hội truyền thống của làng...

>>>Điệu múa bồng lễ hội làng Triều Khúc

Sáng 14/2, làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội đã vinh dự đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ hội truyền thống của làng. Ngay sau khi đón nhận, người dân đã tiến hành các nghi lễ truyền thống và tưng bừng khai hội Xuân Kỷ Hợi.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, xã Tân Triều cũng chuyển mình nhanh chóng theo hướng đô thị hóa. Điều đặc biệt là làng Triều Khúc vẫn giữ được bản sắc truyền thống đậm nét của một miền quê đồng bằng châu thổ với những giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn. Trong đó, tiêu biểu nhất là Lễ hội truyền thống và quần thể di tích lịch sử văn hóa Đình, Chùa đều được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Ngày 29/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định Công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, chứng nhận Lễ hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều, là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ông Nguyễn Duy Lưu – Chủ tịch UBND xã Tân Triều, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội bày tỏ: “Đây là sự kiện lớn của địa phương và cũng là dịp để chúng ta nhận thấy rõ hơn nữa trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân trong tiến trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn liền với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa đặc sắc của các thế hệ đi trước đã trao truyền lại. Từ đó, xứng đáng với công đức của Bậc tiền nhân, Đức Thành Bố Cái Đại vương, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp”.

Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng hàng năm nhằm thể hiện tấm lòng thành kính tri ân công ơn của Đức Thánh Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Đây cũng là hoạt động giáo dục cháu con về lịch sử dân tộc, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và lòng “tự tôn dân tộc”. Đồng thời, Lễ hội cũng là dịp để người dân cử hành nghi lễ cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mọi nhà an bình, thịnh vượng.

Trong khuôn khổ của Lễ hội có các nghi thức tế lễ cổ truyền, Lễ rước uy nghiêm, các điệu múa dân gian đặc sắc, huyền ảo như: Con đĩ đánh bồng, múa chạy cờ,… gắn liền với các chứng tích lịch sự văn hóa năm xưa đã được gìn giữ, trường tồn với bao thế hệ.

Đây chính là minh chứng cụ thể, sống động về nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị tại địa phương, đặc biệt là vai trò của người dân làng Triều Khúc trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị di sản văn hóa của quê hương.

---

Trai làng hóa trang trong điệu múa 'Con đĩ đánh bồng' độc đáo của hội làng Triều Khúc.

Đức Thánh Phùng Hưng tự là Công Phấn, Ngài là một lãnh tụ cuộc nổi dậy chống lại sự đô hộ của nhà Đường thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền, Ngài có sức khỏe phi thường, có thể vật trâu, đánh hổ.

Dưới ách cai trị hà khắc của quân đô hộ nhà Đường, người dân bị đàn áp, bóc lột cùng cực. Với tấm lòng yêu nước, trí dũng song toàn, Ngài cùng 2 người em trai là Phùng Hải và Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy, làm chủ vùng đất Đường Lâm rồi đánh chiếm cả vùng đất rộng lớn, xây dựng căn cứ chống giặc. Một trong những căn cứ ấy được xây dựng ở Trang Khúc Giang (tên gọi xưa kia của làng Triều Khúc).

Gò Lĩnh Hán (vùng đất địa linh tọa lạc của Đại Đình Triều Khúc ngày nay) chính là nơi Đức Thánh Phùng Hưng đã đặt Đại bản doanh để tập hợp, thao luyện binh mã trước khi vây đánh thành Tổng Bình. Hiện Tam quan Đại Đình vẫn còn bút tích ca ngợi công đức của Ngài.

Sau khi thắng giặc, thiện hạ thái bình, ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (782), Ngài đăng quang ngôi Vua.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //