Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Độc đáo Lễ hội Lim

Phóng viên - 14/03/2018 | 8:58 (GTM + 7)

VOVGT-Nhắc đến Bắc Ninh, ai cũng nhớ đến hội Lim, lễ hội thể hiện một cách sâu sắc nhất văn hóa nghệ thuật và tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc...

Hát quan họ là hoạt động nổi bật nhất trong hội Lim - Ảnh: Báo Bắc Ninh

Bắc Ninh là trung tâm của vùng văn hóa Kinh Bắc trước kia, cái nôi của dân ca quan họ, đồng thời lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời, những lễ hội, phong tục truyền thống. Giữa xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, Bắc Ninh vẫn giữ được nét cổ kính, giản dị, mang đậm màu sắc dân gian.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

OnedayTour: Những lễ hội đầu xuân nhộn nhịp ở Bắc Ninh

Đầu tiên và nổi tiếng nhất chính là Hội Lim, niềm tự hào của người dân địa phương. Chính hội tổ chức vào ngày 13/1 Âm lịch tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim bao gồm những nghi lễ trang nghiêm, nhằm tỏ lòng thành kính với vị tổ của làn điệu dân ca quan họ, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh phong phú. Nhiều trò chơi dân gian diễn ra sôi nổi như đấu vật, đấu cờ, đánh đu, thi dệt cửi, nấu cơm...

Du khách tới lễ hội đền Bà Chúa Kho với mong muốn phát tài phát lộc - Ảnh: Báo Zing

Tiếp theo là Lễ hội Đền bà chúa Kho. Truyền thuyết kể lại rằng Bà Chúa Kho là người phụ nữ xinh đẹp, lại khéo sản xuất, phụ trách tích trữ lương thực và chăm nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo.

Mỗi khi Tết đến xuân về, du khách thập phương lại nô nức tới đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh), đặc biệt là giới kinh doanh buôn bán, dù đây chỉ là một ngôi đền nhỏ. Lễ hội đền Bà Chúa Kho khai hội vào ngày 14/1 Âm lịch nhằm tưởng niệm ngày giỗ Bà. Khách tới lễ hội ngoài để "vay vốn" còn muốn cầu bình an và sức khỏe.

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ mang đậm nét văn hóa truyền thống, thu hút đông đảo khách du lịch tham gia - Ảnh: Báo Zing

Lễ hội đền Đô diễn ra tại làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn từ ngày 14-16/3 Âm lịch hàng năm, chính hội vào ngày 16. Hàng nghìn người tham gia đám rước kiệu trong lễ hội đền Đô, với ý nghĩa tưởng nhớ sự kiện vua Lý Thái Tổ lên ngôi, mở ra thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử đất nước, qua đó nhắc nhở thế hệ trẻ về đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống yêu quê hương, đất nước.

Phần hội cũng có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc giống những lễ hội khác tại Bắc Ninh như hát quan họ trên thuyền, đấu vật, thi cờ người, thi nấu cơm, gói bánh...

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ, nơi được coi là làng nghề giàu có nhất vùng Kinh Bắc, là nét văn hóa truyền thống độc đáo, nhằm tưởng nhớ tướng Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng. Lễ hội bắt đầu rất sớm từ mùng 3 Tết, khi người dân tổ chức lễ rước thỉnh Đức Thánh Thiên Cương lên đền Trung.

Lễ rước pháo diễn ra sáng mùng 4 Tết. Các hoạt động văn hóa, thể thao trong lễ hội rất sôi nổi, mang đậm nét dân gian như diễn tuồng, hát quan họ, đấu vật, thi cờ tướng, chọi gà...

Du khách tới trẩy hội tại chùa Phật Tích tập trung xung quanh Đại Phật tượng - Ảnh: Báo Tin tức

Lễ hội chùa Dâu. Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Đây được coi là ngôi chùa hình thành sớm nhất ở Việt Nam khi Phật Giáo mới du nhập, lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ như thành cổ Luy Lâu, lăng mộ Sĩ Tiếp, hệ thống chùa chiền, đền đài, dinh thự, bảo tháp… Lễ hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô vào ngày 8/4 Âm lịch - tức lễ Phật đản.

Đây là ngày hội của nhà nông, với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Một số hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức là cướp nước, dâng nước, đánh gậy trên bãi chùa Dâu, múa sư tử, đốt cây bông...

Lễ hội chùa Phật Tích. Chùa Phật Tích tọa lạc trên núi Lan Kha thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, nổi tiếng với tượng Phật bằng đá lớn nhất Việt Nam, hay còn gọi là Đại Phật tượng, được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Du khách tới trẩy hội chùa Phật Tích từ mùng 3 đến mùng 5 Tết không những có cơ hội tìm hiểu những di tích lịch sử đặc sắc, mà còn được tham dự lễ hội Khán hoa mẫu đơn, gắn liền với câu chuyện tình cảm động "Từ Thức gặp tiên".

Trong những ngày lễ hội, các chương trình giao lưu quan họ, biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên quảng trường gần Đại Phật tượng, ngoài ra còn có những trò chơi dân gian.

Một lễ hội nữa mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị là Lễ hội chùa Bút Tháp ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng với tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, chùa được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, và là ngôi chùa có kiến trúc cổ hoàn chỉnh nhất còn sót lại. Lễ hội chùa Bút Tháp được tổ chức vào ngày 23 và 24/3 Âm lịch hàng năm với các nghi lễ truyền thống như lễ cúng Phật, lễ dâng hương, lễ cúng tổ... cùng các hoạt động văn nghệ thể thao như cờ tướng, bóng bàn, thả chim bồ câu, biểu diễn chèo...

Khám phá hội Lim – lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất ở Bắc Ninh

Lịch sử Hội Lim được truyền miệng lại với rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương.

Lễ rước ngựa trong hội Lim - Ảnh: VnTrip

Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động tập trung. Bởi vậy mà du khách cũng tập trung du lịch Bắc Ninh vào ngày 13 để có mặt tại hội Lim trong chính hội.

Hội Lim bắt đầu bằng một lễ rước. Thành phần đoàn rước là những người dân được mặc bộ lễ phục thời xưa với màu sắc sặc sỡ. Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân.

Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội.

Lễ rước ở Hội Lim - Ảnh: VnTrip

Truyền thống xa xưa để lại một phong tục cuốn hút và say mê đặc biệt mà chỉ Bắc Ninh mới có, đó là các sinh hoạt văn hóa hát dân ca Quan họ – loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát dân ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) và khắp tại các chùa, đình. Hội hát Quan họ Bắc Ninh diễn ra ở bất cứ nơi đâu: trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ – dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Chỉ cần nơi đó có các liền anh, liền chị.

Liền anh khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người hát Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao, là sự kết hợp nhuần nhuyễn, mê đắm của thơ cà và nhạc điệu nhằm bảy tỏ tình yêu trong sáng, hết lòng vì người kia, chung thủy một lòng ngóng chông của tình yêu đôi lứa. Nếu bạn có dịp được thưởng thức những khúc quan họ do chính những nghệ nhân mảnh đất Kinh Bắc hát, chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm khiến bạn “nhớ mãi không quên”.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là nét đẹp truyền thống của hội Lim - Ảnh: VnTrip

Hội Lim là một lễ hội truyền thống chắc chắn những người yêu thích du lịch hay cả những người yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cũng nên trải nghiệm. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách các ông, các bà tổ chức hội Lim cũng thật đặc biêt, mỗi biểu tượng, cử chỉ như mang trong mình thứ gì đó tinh tế lạ thường của người kinh Bắc. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà Quan họ trở thành văn hóa phi vật thể, nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //