Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đinh tặc: Bất chấp tất cả để kiếm tiền trên tính mạng người tham gia giao thông

Phóng viên - 28/05/2017 | 7:37 (GTM + 7)

VOVGT – Nạn rải đinh đang tái diễn trở lại với chiêu trò ngày càng tinh vi hơn khiến không ít người dân bất an khi lưu thông trên các quốc lộ…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa - Báo Tuổi Trẻ

Nạn rải đinh là căn bệnh trầm kha của giao thông đường bộ trong suốt thời gian qua. Xã hội đã rất đau đầu và bỏ nhiều công sức để giải quyết vấn nạn này. Sau một thời gian lắng xuống, đến nay, nó tái diễn trở lại với chiêu trò càng tinh vi hơn khiến không ít người dân bất an khi lưu thông trên các quốc lộ. Trước đây, đối tượng của “đinh tặc” thường chỉ là xe máy 2 bánh thì nay ô tô, xe tải cũng đang trở thành con mồi của vấn nạn này.

Một số người dân chia sẻ: “Nhiều lúc xe dính đinh bị xì, mình dắt vào cho họ thay. Xăm xe giá chỉ khoảng 40 nghìn nhưng họ lấy tới 150 nghìn. Một số xe có giá trị thậm chí còn bị họ thay đồ…”

Nghe các ý kiến tại đây:

Quý vị vừa nghe ý kiến của người dân từng là nhân chứng hoặc nạn nhân của các vụ rải đinh trên quốc lộ. Theo ghi nhận mới đây, tại phường Thạnh Lộc (quận 12, TP.HCM) đã có một số trường hợp đến phường phản ánh xe cán trúng đinh và bị chủ tiệm vá xe "chặt chém". Không chỉ riêng Quốc lộ 1A (quận 12), Quốc lộ 51 đoạn từ Trạm thu phí ngã ba Thái Lan đến UBND xã Tam Phước và nhiều con đường khác cũng là một nỗi khiếp sợ với các cánh tài xế.

Biết rõ hành vi rải đinh bẫy người đi đường sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, có khi chết người, nhưng vì lợi nhuận lớn nên “đinh tặc” bất chấp tất cả. Trước đây, đối tượng chính của vấn nạn này thường là xe máy thì bây giờ, chúng nhắm vào tất cả các loại phương tiện lớn với chiêu trò tinh vi hơn. Tại nhiều tuyến quốc lộ, "đinh tặc" đã không còn dùng các loại đinh có kích thước nhỏ, nhằm vào các loại xe gắn máy như trước. Chúng sử dụng đinh, miếng thép có kích thước lớn khoảng 5cm x 6cm hoặc gắn hành trăm đinh vít vào miếng xốp để bẫy các xe vận tải hàng hóa và nhiều loại xe ôtô khác. Xe ô tô nếu bị đinh cán xì hơi, phải tìm đến các cửa hàng vá xe bên đường, hoặc sử dụng dịch vụ di động do bọn "đinh tặc" lập ra để vá với giá cắt cổ, có người phải thay cả lốp xe với giá hàng triệu đồng.

Thu lợi lớn, lại khó bị phát hiện, bắt quả tang nên nạn "đinh tặc" liên tiếp tái diễn. Hành vi của các đối tượng này đã gây thiệt hại nhiều vô kể cho ô tô và người tham gia giao thông. Ngoài việc tốn kém tiền bạc, thời gian, nguy hiểm hơn là đe mạng đến tính mạng mình và người khác nếu xe bị nổ lốp bất ngờ khi đang chạy với tốc độ cao. Đơn cử là vụ tai nạn vào tháng 3 năm ngoái, chiếc xe tải chở đầy hàng đông lạnh chạy từ TP.HCM đi Bình Phước với tốc độ khá cao thì bị nổ lốp trước. Tài xế không làm chủ được tay lái, tông thẳng vào xe đầu kéo nằm bên trái lề đường, làm 3 người trên ca bin, trong đó có lái xe tử vong ngay tại chỗ, còn ca bin xe biến dạng nát vụn. Nguyên nhân nổ lốp được cơ quan chức năng nhận định là do cán phải đinh trên đường. Đây thực sự là nỗi kinh hoàng với tất cả lái xe khi chạy ô tô với tốc độ cao mà xe cán phải đinh, nhất là ở bánh trước.

Chia sẻ quan điểm về vấn nạn rải đinh, thạc sĩ Nguyễn Văn Tường, Khoa tâm lý giáo dục trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM chia sẻ: “Chúng ta đều biết được nó liên quan đến lợi ích sinh tồn. Người ta không có công ăn việc làm ổn định, không có nguồn thu nhập gì khác nên dẫn đến họ nghĩ cách tìm ra kế sinh nhai. Do biện pháp quản lý của mình thực sự chưa chặt chẽ nên họ lợi dụng kẽ hở luật pháp, lợi dụng những khoảng trống trong việc kiểm soát cái việc này. Ví dụ mình không có hệ thống caremra theo dõi hoặc người đứng chốt thành ra họ lợi dụng để làm. Nhiều khi họ nhận thức hành vi đó là sai nhưng họ chưa có công việc mới, chưa có công ăn việc làm nào hợp pháp, cộng thêm họ vẫn có thể làm chưa ai bắt họ hoặc hình phạt quá nhẹ nên họ vẫn duy trì việc này”.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tường chia sẻ:

"Đinh tặc" thường rải đinh vào rạng sáng hoặc cuối giờ chiều, hoặc ngày mưa, rải nhiều vào cuối tuần, hoặc ngày lễ. Chúng giả vờ làm rơi đồ, bỏ trong túi quần rồi thả rơi từ từ,... nên rất khó bắt quả tang. Khi xuất hiện lực lượng công an đi tuần thì bọn chúng án binh bất động, hôm sau công an không đi nữa thì y như rằng đinh lại xuất hiện trên đường. Anh Nguyễn Văn Phong (ngụ tại phường Thạnh Lộc, quận 12) là “hiệp sĩ diệt đinh” với 6 năm bất kể mưa nắng, sáng nào cũng miệt mài cầm gậy hút đinh ở khắp các con đường quận 12 TP.HCM. Lượng đinh sau khi hút xong được anh tháo ra, cẩn thận gom tất cả bỏ vào túi nilon, rồi ngày hôm sau lại đi hút tiếp.

Khi phóng viên tỏ ra lo ngại anh Phong có thể bị “đinh tặc” hăm dọa, đuổi đánh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng vì cản trở việc làm phi pháp của chúng thì anh Phong chia sẻ: “Nói chung mình đã làm việc này cũng được 6 năm, mình là dân địa phương ở đây. Hút đinh là làm việc tốt ngoài đường, tối họ rải là việc xấu, còn mình làm trong ánh sáng mà. Mình hút đinh ngoài đường chứ có hút đinh trong nhà họ đâu mà ngại…”

Anh Nguyễn Văn Phong nói:

Số đinh được thanh niên tự nguyện rà hút trên Quốc lộ 51 - Ảnh Báo Công lý

Người dân xung quanh khu vực mà anh Phong hay hút đinh cũng đã quen với hình ảnh người đàn ông hơn 40 tuổi sáng sáng lặng thầm cầm cây gậy rà qua rà lại trên đường. Hành động tốt đẹp của anh Phong đã khiến không ít người hy vọng nạn rải đinh sẽ được giải quyết triệt để. Điều đó rất cần sự nỗ lực của chính quyền địa phương và cả người dân chung tay góp sức. Bởi hành vi rải đinh gây nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông cao, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông. Nó còn thể hiện thái độ coi thường pháp luật của các đối tượng vi phạm, vì lợi ích của bản thân mà bất chấp cả tính mạng của người khác.

Rải đinh là hành vi vô cùng nguy hiểm gây hại cho người khác để trục lợi bản thân. Hành vi này xuất phất từ nhân phẩm kém của một số đối tượng làm ăn bất lương để “kiếm chác” về mình. Tư duy đó có thể bắt nguồn từ việc các đối tượng này đã không được sống trong môi trường giáo dục tốt và trao dạy giá trị sống tử tế. Nên khi lớn lên dùng kế mưu sinh “bẩn” để kiếm tiền nhanh và khỏe mà không cảm giác tội lỗi.

Xét về chiêu trò, các đối tượng này rải đinh hoặc vật sắc nhọn dọc đường làm thủng lốp, săm xe của người đi đường, buộc khổ chủ phải gọi điện thoại “cứu hộ” hoặc vào các tiệm sửa xe ven đường để sửa xe; thực chất là vào các quán của chúng và phải trả phí “cắt cổ”. Biết vậy nhưng nhiều trường hợp gặp sự cố trong tình thế “thân cô thế cô” lại vào đêm tối nên nhiều người đành ngậm đắng chấp nhận trả phí trên trời để vá xe, thay lốp xe.

Xét ở khía cạnh an toàn giao thông, nếu như xe đang lưu thông chỉ bị xì hơi còn có thể kịp xử lý. Tuy nhiên, xe “dính” phải đinh khiến lốp bị nổ, người điều khiển xe có thể mất lái, ngã xe hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng với vô vàn tình huống có thể xảy ra trên xa lộ như văng ra đường bị xe khác đâm phải vì không thắng kịp, ngã xe gây chấn thương sọ não… v…v…

Lực lượng địa phương cần đặt các biển hiệu cảnh báo ở những con đường nổi tiếng bị nạn rải đinh để người đi đường có thể cảnh giác cao độ. Nếu tình thế ép buộc phải đi qua những con đường có cảnh báo từng bị rải đinh, chúng ta hãy cảnh giác cao độ, giảm tốc độ, chú ý quan sát các xe phía trước, nếu thấy có xe dừng lại, cần quan sát kỹ mặt đường, tránh đi quá sát lề đường vì những miếng sắt nhọn, đinh nhọn, ốc vít hay văng vào. Hãy luôn mang theo bộ đồ nghề sửa xe trong cốp xe để tránh phải trả giá cắt cổ cho các dịch vụ do bọn đinh tặc giăng sẵn. Nếu đi ô tô, hãy luôn mang theo lốp dự phòng để dù bị cán đinh, bạn cũng sẽ không mất một khoản tiền oan cho việc vá xe, thay lốp.

UBND TPHCM cũng yêu cầu UBND các quận, huyện khẩn trương rà soát, kiểm tra hiện trạng dịch vụ sửa chữa xe máy, ô tô tự phát; có quy hoạch và công bố công khai số lượng cơ sở, điểm sửa - vá xe trên địa bàn. Công an TP và các sở, ngành liên quan cần đề xuất giải quyết những vướng mắc trong việc xử lý tang vật vi phạm an toàn giao thông và trình dự thảo để UBND TP báo cáo, kiến nghị Chính phủ xem xét. Khách quan nhìn nhận, với lực lượng giám sát, tuần tra mỏng như hiện nay, cơ quan chức năng cần phải tăng cường tuần tra, bắt quả tang các phi vụ rải đinh trong đêm và áp dụng xử lý chế tài, răn đe hoặc thậm chí phạt tù. Pháp luật hiện nay đã quy định rõ ràng, các đối tượng rải đinh sẽ bị xử phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đồng (theo Nghị định 46/2016) , ngoài ra còn có thể bị xử lý hình sự và đi tù. Ngành giao thông cần phải làm thật gắt gao, quyết liệt và có chiến lược lâu dài thì mong mới xóa bỏ được hành vi bất chính cố ý gây nguy hiểm này.

Ngoài ra, để có thể xử lý tận gốc, triệt để thì các cơ quan ban ngành, báo chí và phương tiện truyền thông cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân, các cơ sở bơm vá săm lốp để họ thay đổi nhận thức và nhận ra rằng việc rải đinh ra đường là việc làm có thể gián tiếp ảnh hưởng tính mạng của người khác, gây ra nhiều hậu quả vô cùng lớn cho xã hội và cộng đồng. Cần vận động, thực hiện cơ chế chuyển đổi nghề nghiệp cho các “đinh tặc” để họ hoàn lương, đó cũng là cách để họ không tái phát bệnh cũ, rải đinh hại người làm ăn phi pháp.

Hơn nữa, cơ quan chức năng cần thực hiện kết hợp nhiều biện pháp như tăng cường lắp đặt camera theo dõi trên các đoạn đường vắng, đường cao tốc, quốc lộ; thành lập đường dây nóng hỗ trợ người đi đường gặp nạn để đến nơi vá xe uy tín, an toàn; hỗ trợ người dân chung tay góp sức hút đinh làm sạch đường phố; tăng cường chế độ khen thưởng kịp thời với những người phát hiện, tố cáo và tích cực chống nạn “đinh tặc”. Người dân gần khu vực trọng điểm của nạn rải đinh cũng cần họp sức lên tiếng tố cáo những hành vi xấu, tẩy chay đồng bộ các chủ kinh doanh vá lốp bất chính để họ không thể hoạt động xấu ở ngay nơi mình sống nữa. Có như vậy mới hy vọng vấn nạn “đinh tặc” sẽ không còn là nỗi lo sợ thường trực trên các con đường, xã hội cùng bớt đi nỗi ám ảnh với căn bệnh trầm kha chữa hoài không dứt. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của xã hội với nạn đinh tặc và vai trò của cơ quan chức năng trong nạn rải đinh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.

// //