Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Điệu múa bồng lễ hội làng Triều Khúc

Phóng viên - 13/02/2019 | 11:02 (GTM + 7)

VOVGT - Lễ hội làng Triều Khúc – Thanh Trì, HN với một điệu múa cổ nhất của thủ đô vẫn được lưu giữ nguyên bản hơn 1200 năm qua

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Lễ hội làng Triều Khúc kéo dài từ ngày mồng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch

Lễ hội dân gian là một trong những nét văn hóa bản sắc nhất của làng Triều Khúc. Trong đó, Lễ hội chính kéo dài từ ngày mồng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch, nhằm tôn vinh vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng).

Lễ hội được biết đến với nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo như lễ rước sắc, múa rồng, múa lân, múa sinh tiền, múa trống bồng, múa chạy cờ… Chính điệu múa bồng với những nét độc đáo đặc sắc đã làm nên ấn tượng cho lễ hội đầu xuân của làng Triều Khúc, mà chắc chắn du khách nếu đã 1 lần được thưởng thức sẽ khó có thể quên.

Ấn tượng lớn nhất chính là ở chỗ các diễn viên múa đều phải là nam đóng giả nữ. Tất cả nam thanh niên đều được mặc váy yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ y như những người con gái thôn quê. Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dài gọi là trống bồng.

Lúc biểu diễn, nam diễn viên vừa dùng hai tay đánh trống "bung bung" vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo, lẳng lơ, đưa tình, bông đùa nhằm gây tiếng cười thoải mái, tạo sự chú ý cho người khác. Chính vì vậy mới có câu dân gian: "Lẳng lơ như con đĩ đánh bồng!" mà ngày nay người Hà Nội hay nói đến.

Để diễn tả hết những nét thú vị này bằng lời nói thì rất khó, nhưng chúng tôi hy vọng qua chuyên mục Bánh xe đồng vọng, độc giả sẽ cảm nhận được sự tinh tế và phần hồn cốt của điệu múa này để hiểu giá trị của điệu múa, vì sao vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Và chắc chắn, đó cũng là điều vô cùng thú vị cho hành trình du xuân đầu năm mới của chúng ta. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời cũng như quá trình phát triển và những nét đặc biệt của điệu múa này, cùng lắng nghe cuộc trò chuyện với nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng – người đang trực tiếp truyền dạy bộ môn nghệ thuật này tới nhiều thế hệ thanh niên Triều Khúc:

Màn giả gái múa “con đĩ đánh bồng” của trai tráng trong làng Triều Khúc

Như trong câu chuyện mà nghệ nhân múa bồng Triệu Đình Hồng vừa chia sẻ cũng cho thấy, việc lưu giữ những giá trị truyền thống nguyên bản của điệu múa cổ này đã phát huy hiệu quả khi được kết hợp với trường học tại địa phương.

Đây là điều không phải địa phương nào cũng có thể làm được và câu chuyện làm thế nào để giữ lửa cho điệu múa bồng cũng là một hành trình dài đầy gian nan của những người dành tâm huyết cho văn hóa truyền thống làng Triều Khúc. Chị Triệu Thị Ánh – cán bộ phụ trách văn hóa xã Tân Triều kể lại câu chuyện từ hơn 10 năm trước.

Về phía trường THCS Tân Triều, nơi kết hợp cùng với chính quyền địa phương và nghệ nhân Triệu Đình Hồng trong việc lưu giữ, phát huy điệu múa cổ đặc biệt của địa phương cũng đã ghi nhận những ảnh hưởng tích cực của điệu múa này đối với nhiều lớp thế hệ học sinh Triều Khúc sau gần chục năm gắn bó.

Cô Nguyễn Bích Thủy, hiệu phó trường THCS Tân Triều cho biết:

Đối với người dân nơi đây, điệu múa dân gian “con đĩ đánh bồng” là nét đẹp văn hóa truyền thống đáng quý.

Được tạo điều kiện từ phía nhà trường, những tâm huyết của nghệ nhân Triệu Đình Hồng trong việc tạo dựng các lớp thế hệ kế cận như được chắp cánh để vượt qua rất nhiều khó khăn.

Cô Xuân Dung – Tổng phụ trách Đội, người trực tiếp hỗ trợ nghệ nhân Triệu Đình Hồng trong quá trình đào tạo các em học sinh tập múa bồng trong các tiết học ngoại khóa tại trường cho biết:

Đứng trước nhiều tác động của cuộc sống hiện đại, nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân cũng có nhiều ảnh hưởng và thay đổi, chính vì thế, việc vẫn bảo lưu được nguyên bản điệu múa bồng và đặc biệt là vẫn gìn giữ được tình yêu, niềm tự hào của mỗi người dân Triều Khúc đối với điệu múa này là một điều vô cùng đáng quý.

Bản thân những người làm chương trình Bánh xe đồng vọng cũng rất xúc động khi ghi nhận những cảm xúc, sự gắn bó và niềm tự hào lớn lao mà người dân Triều Khúc- từ trẻ nhỏ cho đến cao niên luôn dành cho điệu múa bồng và lễ hội truyền thống của làng mình:

Nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng

Không chỉ với người dân Triều Khúc tự hào về truyền thống văn hóa nói chung và điệu múa bồng nói riêng của địa phương mình mà cả những nhà nghiên cứu văn hóa cũng đánh giá cao giá trị nghệ thuật và giá trị tinh thần của điệu múa này. 

Đặc biệt đánh giá cao tâm huyết của người dân Triều Khúc nhiều thế hệ vẫn lưu giữ được nguyên bản điệu múa giá trị này, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ:

Trong những câu chuyện mà người làng Triều Khúc nói về điệu múa con đĩ đánh bồng, bao giờ cũng nhắc đến tên người nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng. Ông là một trong những người góp phần hồi sinh điệu múa bồng, nhưng hơn tất cả chính là sự truyền lửa đam mê về múa bồng cho lớp lớp thế hệ tiếp nối ông.

Tự nhận là mình say múa bồng hơn cả người ta say rượu, nghệ nhân dân gian Triệu Đình Hồng dù tuổi đã ngoài 70 nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết và đam mê để giữ nét lẳng lơ cho điệu múa bồng nghìn năm tuổi!

Rất đỗi tự hào khi nhận mình là người nghiện múa bồng, vì thế dù đã ở ngoài cái tuổi thất thập, nghệ nhân Triệu Đình Hồng như trẻ lại mỗi khi được truyền dạy cho các thế hệ cháu nhỏ nắm bắt phần hồn cốt-chính là nét lẳng lơ của điệu múa này.

Nghệ nhân Triệu Đình Hồng luôn có sự ủng hộ của gia đình với người vợ luôn lo chu toàn mọi việc trong nhà để ông yên tâm dành được nhiều nhất thời gian và tâm sức cho múa bồng. Người đàn ông hơn 70 tuổi ấy tai đã không còn nghe rõ, mắt tuy không còn được tinh anh nhưng vẫn tỉ mẩn kiểm tra từng vạt áo biểu diễn xem chỗ nào sút chỉ, chỗ nào bẩn mỗi khi biểu diễn xong:

Nhưng dường như mọi sự khó khăn, e ngại với những thế hệ lần đầu đến với múa bồng đều được nghệ nhân Triệu Đình Hồng xóa tan bằng sự nhiệt huyết, đam mê truyền dạy của mình. Hãy nghe những người đang làm việc với ông nói về ông:

Luôn biết thời gian và cả tâm sức con người đều là hữu hạn so với đam mê vô cùng lớn lao mà nghệ nhân Triệu Đình Hồng dành cho múa bồng nhưng sự hiện diện của ông, từ giọng nói hào sảng đến dáng người thoăn thoắt, lo lắng chu toàn mọi việc như bây giờ sẽ tạo thành nền tảng vững chãi để các thế hệ sau tiếp tục vun đắp và giữ mãi nét lẳng lơ cho điệu múa bồng hơn nghìn năm tuổi này.

Những lời chia sẻ của các bạn học sinh Triều Khúc vừa rồi hy vọng sẽ là món quà nhỏ đầu xuân đầy ý nghĩa dành tới ông – nghệ nhân múa bồng Triệu Đình Hồng để ông có thêm thật nhiều niềm vui và sức khỏe, tiếp tục theo đuổi đam mê của mình. Chính ông cũng giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn giá trị của hạnh phúc khi có đam mê và được sống trọn vẹn với đam mê của mình.

Hy vọng, hành trình du xuân đầu năm mới của chuyên mục Bánh xe đồng vọng  đã mang tới  không chỉ là 1 địa chỉ du xuân đầy hấp dẫn là làng Triều Khúc vào ngày lễ hội mồng 9 tháng giêng sắp tới với điệu múa bồng, mà còn là những trải nghiệm của tình yêu, đam mê, sự gắn kết, hy sinh…đều mang ý nghĩa với cuộc đời mỗi chúng ta.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.

// //