Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đề xuất trông giữ xe dưới lòng đường: Liệu có khả thi?

Phóng viên - 27/04/2017 | 11:00 (GTM + 7)

VOVGT- Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, CATP Hà Nội đã đề xuất ý tưởng cho phép trông giữ xe trên lòng đường một số tuyến phố nội thành có mặt cắt 7,5m trở lên

Nghe nội dung chi tiết tại đây 

Mới đây, Ban Chỉ đạo 197 thành phố và Phòng CSGT- CATP Hà Nội đã đề xuất Sở GTVT nghiên cứu cấp phép cho trông giữ xe dưới lòng đường tại 87 tuyến phố có mặt cắt từ 7,5m trở lên để giải quyết nhu cầu đỗ xe trước mắt cho người dân. Trong đó, 35 tuyến phố có thể trông giữ xe 2 bên đường, 52 tuyến phố có thể tổ chức trông giữ xe 1 bên đường.

Một điểm trông giữ xe dưới lòng đường trên phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Trao đổi với báo chí về đề xuất này, Phó Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội Vũ Ngọc Thắng cho biết, đây mới chỉ là ý tưởng của Ban chỉ đạo 197 và Phòng CSGT Hà Nội, nhưng giải pháp này là cần thiết và có tính khả thi cao. Theo ông Vũ Ngọc Thắng, Thông tư 04/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định, đối với đường 1 chiều, lòng đường tối thiểu 7,5m thì cho phép đỗ xe bên phải phần xe chạy; đường 2 chiều, lòng đường tối thiểu 10,5m thì cho phép đỗ xe 1 bên; đường 2 chiều, lòng đường tối thiểu 14m thì cho phép đỗ xe 2 bên. Khu vực nội thành hiện có nhiều tuyến phố đáp ứng tiêu chí này như: Bà Triệu, Phan Chu Trinh, Trần Phú, Nam Đồng, Phố Huế, Ô Chợ Dừa, Hoàng Cầu..

Đánh giá về tính khả thi của ý tưởng này, TS Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị cho biết đề xuất này khả thi vì người đi bộ ở nhiều phố tuy có nhưng không đông. Trong khi đó, nếu không có sự sắp xếp đỗ xe thì các hoạt động thương mại trong đô thị sẽ bị đình đốn.

Thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, với 237 điểm trông giữ được cấp phép, tổng diện tích giao thông tĩnh trên địa chỉ mới đáp ứng được 8-10% nhu cầu đỗ xe. Thành phố hiện có khoảng 5,5 triệu phương tiện, mỗi năm tăng thêm 17% số ô tô, 11% xe máy. Trong khi đó, đến nay trên địa bàn thành phố vẫn chưa có bãi đỗ xe tĩnh quy mô lớn, hiện đại, mới chỉ dừng lại ở một vài mô hình thí điểm giàn đỗ xe thép cao tầng tự động, nhưng số lượng chỗ đỗ xe chưa nổi 100 xe. Bởi vậy, nếu không sớm có những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề đỗ xe tĩnh thì chỉ trong thời gian ngắn nữa Hà Nội sẽ rơi vào tình trạng “khủng hoảng” chỗ đỗ xe.

Tuy nhiên, theo chuyên gia giao thông đô thị Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Giao thông vận tải, mặc dù đây là ý tưởng cần thiết trong bối cảnh hiện nay, song TS Xuân Thủy cho rằng, đường phố mặt cắt 7,5m trở lên là không đủ để có thể đỗ xe. TS Xuân Thủy bày tỏ quan điểm:

Hơn nữa, theo TS Xuân Thủy, cơ quan chức năng cần xem xét đến yếu tố cấp hạng đường trong việc rà soát, cấp phép dừng đỗ phương tiện. Chẳng hạn, với các trục chính đô thị, đi xuyên tâm, chịu áp lực lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Tùng Mậu... thì không nên cho phép dừng đỗ để tránh gây ùn tắc giao thông.

Ngay khi đề xuất cho phép trông giữ xe trên lòng đường một số tuyến phố nội thành có mặt cắt từ 7,5m trở lên được đưa ra thì cũng nhiều ý kiến băn khoăn về việc liệu ý tưởng này có mâu thuẫn với xu hướng hạn chế phương tiện cá nhân ở khu vực nội thành hay không? Giải đáp những băn khoăn này, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, 2 vấn đề này hoàn toàn không mâu thuẫn.

TS Phạm Sỹ Liêm lý giải, trước mắt sẽ khó có thể hạn chế được phương tiện cá nhân ngay lập tức. Trong khi đó, người dân lại đang thiếu chỗ đỗ xe nên việc cho trông giữ xe dưới lòng đường tại tuyến phố có mặt cắt từ 7,5m trở lên sẽ giải quyết nhu cầu đỗ xe trước mắt cho người dân. Còn về lâu dài, sau khi phát triển được phương tiện giao thông công cộng thì người dân sẽ tự hạn chế phương tiện cá nhân và chuyển đổi.

TS Phạm Sỹ Liêm cho biết:

Theo rà soát sơ bộ của Sở GTVT, với 87 tuyến phố này sẽ có thêm khoảng 300 điểm đỗ xe. Các chuyên gia nhìn nhận, việc cho phép đỗ xe trên lòng đường 87 tuyến phố có mặt cắt đáp ứng các quy định là phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của Hà Nội. Tuy nhiên, trong 87 tuyến phố được Ban chỉ đạo 197 đề xuất, liên ngành cần rà soát kỹ càng, không nên cấp phép dừng đỗ xe trên các tuyến phố là trục chính, đường xuyên tâm vì áp lực phương tiện trong giờ cao điểm, từ đó tiềm ẩn khả năng ùn tắc giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //