Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dấu ấn điện ảnh thời bao cấp trong lòng người Hà Nội

Phóng viên - 22/11/2017 | 7:44 (GTM + 7)

VOVGT- Hồi ức về không gian bé nhỏ trong rạp chiếu phim Hà Nội thời bao cấp sẽ thật khó quên với những ai đã từng phải chen chân, chờ đợi để mua được một tấm vé

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Rạp Ngọc Khánh vẫn tồn tại cho đến ngày nay (Ảnh: Vi vu Hà Nội)

Qua lời chia sẻ của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, báo Hà Nội mới, chúng ta sẽ cùng dành thời gian để khám phá bức tranh về lịch sử cùa điện ảnh Hà Nội:

Nhắc đến thời bao cấp, người ta thường liên tưởng đến sự thiếu thốn, khó khăn. Có người muốn quên đi quá khứ ấy. Nhưng cũng có người muốn nhớ lại thời khó khăn như một kỷ niệm đẹp. Đó là những ngày kiếm được chiếc vé xem phim với sự sung sướng, háo hức không gì sánh bằng. Ông Tạ Quốc Ái, cán bộ hưu trí nhớ lại một thời tuổi thơ sôi nổi cùng bạn bè xem phim:

Ngày xưa để xem một bộ phim ví dụ như xem ở rạp tháng Tám chẳng hạn thì nó lả cả một quá trình chứ không phải cứ thích là xem được. Cho nên trẻ con được xem những cái phim đó là rất háo hức. Ví dụ hồi đó có những cái phim mà chúng tôi nhớ rất lâu ví dụ như phim Chú lính Trương Ca của Trung Quốc, hay phim Thép đã tôi thế đấy của Liên Xô. Tức là những cái phim nó ở cái tuổi thiếu niên nhưng nó hơi có tính chính trị một chút. Lúc ấy mình cảm thấy rất có lý tưởng để phấn đấu mà sau này giúp ích cho đời.”

Với ông Trần Quốc Toàn, nhà ở Hai Bà Trưng Hà Nội để cầm được trên tay chiếc vé xem phim thời bao cấp là cả một hành trình dài chứ không đơn giản là đến rạp mua vé xem luôn như bây giờ. Ông Toàn kể : “Lúc đó người ta hoàn toàn là phân phát chứ không như bây giờ mà rất là hiếm. Có thể có người ở cách xa từ ba đến bốn cây số vẫn đi bộ tới xếp hàng mua vé cách mấy hôm phát về cơ quan. Cơ quan lại phân cho từ lãnh đạo cao đến lãnh đạo thấp.”

Thời bao cấp đi qua chưa lâu, dẫu chưa kịp thành hình trong tâm thức nhiều người Việt trẻ nhưng vẫn đâu đây phảng phất và tồn tại trong lòng những thế hệ trước nhiều ký ức khó quên. Nghĩ về thời đó, hay chỉ cần khẽ nhắc về khoảng thời gian đó, có những kỉ niệm khiến người ta vừa cười, vừa thương mà cũng vừa thổn thức.

Ông Tạ Quốc Ái cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi các thế hệ sau này ít có điều kiện tiếp xúc với những bộ phim chiếu ở rạp chất lượng. Đồng thời việc chuyển đổi các rạp chiếu phim thành các tụ điểm dịch vụ cũng làm mất đi giá trị lịch sử của những nơi này. Ông Ái kể: “Thế nhưng mà sau này thế hệ của con tôi và cháu tôi thì toàn những cái phim như kiểu Doremon hay phim của nước ngoài mà những phim của Việt Nam thì rất là nhạt nhòa, chất lượng không tốt nên hầu như cái định hướng là không có mà nó chỉ thuần túy giải trí. Thế cho nên các rạp chuyển ra làm thành các điểm dịch vụ như dạy nhảy thì tôi nghĩ nó cũng không phù hợp, tức là người ta coi trọng tính kinh tế nhiều quá mà không coi trọng tính văn hóa.”

Chuyện của thời trước, cái thời vất vả khó khăn, cái thời đất nước vừa trải qua những năm bom đạn chưa lâu, nhiều thế hệ Hà Nội hôm nay vẫn nhớ về những gam màu cuộc sống của thời bao cấp không phải để buồn đau hay hoài cổ, không phải để so sánh hay tiếc nuối mà chỉ đơn thuần là kí ức, là kỉ niệm một thời đậm sâu và đầy hoài bão.

Rạp Kim Đồng được biết là một trong những rạp nổi tiếng (Ảnh: Zing.vn)

Được ra rạp xem phim đối với những thanh niên ở thời bao cấp có lẽ là những ký ức vô cùng đẹp đẽ của họ, để giờ đây, khi đã là những người ông, người bà, đôi mắt họ vẫn rực sáng và tràn đầy niềm vui khi nhắc lại từng ký ức, từng câu chuyện, từng mốc thời gian, từng cái tên…gắn liền với điện ảnh một thời.

Hình ảnh về những ngày đi xem phim ở Hà Nội thời ấy luôn có sức lay động lạ kì. Chúng tôi cảm nhận được sự náo nức, rạo rực trong bầu nhiệt huyết của những thanh niên ngày ấy khi được xem những bộ phim kinh điển, được hấp thụ những lý tưởng, hoài bão nhân văn từ bộ môn nghệ thuật này – điều mà bây giờ chúng tôi khó có thể tìm thấy ở những bạn trẻ bước ra từ các rạp chiếu phim hiện đại, khi việc xem phim chiếu rạp đã trở thành phổ biến và dễ dàng.

Quay trở lại những năm 80, cả Hà Nội có đến hơn 20 rạp chiếu phim nổi tiếng như rạp Bạch Mai, rạp Đại Nam, rạp Tháng Tám, rạp Kim Đồng,… Lớp người đã đi qua những năm tháng khó khăn của đất nước chắc hẳn không bao giờ quên. Ngày đó, hàng tuần, rạp chiếu phim nào cũng thay đổi pano giới thiệu, thậm chí nhiều đến mức người ta có thể nói rằng, họa sĩ chuyên vẽ pano chỉ cần vẽ tranh là đủ tiền sinh sống.

>>>Lịch sử rạp chiếu bóng ở Hồ Gươm

Cái thời đó, nhu cầu xem phim của người Hà Nội cao lắm và các rạp chiếu phim cũng không đủ phim để phục vụ người dân. Đó là lý do vì sao mà hằng ngày cứ rạp này chiếu xong một cuốn thì rạp kia sẽ chiếu cuốn tiếp theo. Cứ như thế, một bộ phim sẽ tung hoành cả ngày lẫn đêm ở tất cả các rạp. Nghĩ lại thấy vui, đến ngày hè là mọi người lại dắt díu nhau đến rạp Kim Đồng xem phim từ sáng sớm. Ở đây thường chiếu phim của các nước xã hội chủ nghĩa như “Ba người lính ngự lâm”, “Nàng tiên cá’, “Những người báo thù không bao giờ bị bắt”…. mà bất cứ ai là thế hệ như ông bà chúng ta đều đã một lần nghe qua.

Rạp chiếu phim ngày xưa thực sự là nơi chứng kiến vô số chuyện buồn vui. Thường thì mấy rạp chiếu phim đều có lưng áp vào nhà dân. Thế là lũ trẻ con lại trốn vé, tận dụng lợi thế này bằng cách leo từ nhà vệ sinh của khu dân cư sang nhà vệ sinh của rạp chiếu và cứ thể lẻn vào rạp xem. Ban đầu thì việc còn trót lọt nhưng sau đó rạp cử hẳn một bảo vệ đứng đấy túc trực, và thế là bắt được đứa nào, đứa đó sẽ bị véo lỗ tai, đỏ ửng cả lên.

Ngày đó xem phim ở rạp Kim Đồng bực mình nhất là lúc đang xem lại bị cúp điện, khán giả phải ngồi chờ. Ngồi chờ chán chường rồi rạp lại thông báo hủy, khán giả nhận lại vé và ngày mai đến xem tiếp. Rồi cũng có hôm đến giờ chiếu rồi mà vẫn chưa có điện, lại tiếp tục chờ. Khổ hơn là lúc đang xem phim thì trời mưa, nước mưa cứ thế theo ống thông khí trên trần chảy thành dòng vào rạp. Hoặc, nếu ai đã từng đi xem phim rạp ngày xưa chắc hẳn không quên được kỷ niệm phải đứng xếp hàng hằng giờ để mua vé.

Nhưng xã hội ngày càng phát triển, dần dần không có chỗ cho những rạp chiếu phim bao cấp, cũ kỹ tồn tại được nữa. Các rạp chiếu phim xuống cấp, quạt không đủ mạnh để xoa đi cái nắng ngày hè, phim nhập về ít và không hay, rạp nóng, ghế gãy, công nghệ thấp… đó là lý do vì sao người ta ít mặn mà với các rạp chiếu phim truyền thống hơn.

Đến những năm 90, khi đầu video dần du nhập vào nước ta thì thời đại của các rạp chiếu phim bắt đầu đi vào lụi tàn. Đi trên đường ít nghe người ta bàn tán xôn xao chuyện tối nay xem phim gì, ở đâu. Những rạp chiếu phim bây giờ trở thành bãi đỗ ô tô, vũ trường…. Cũng có một vài rạp kéo dài được vài năm như rạp Ngọc Khánh, rạp Fanlands trên phố Lý Thường Kiệt,… nhưng rồi cuối cùng cũng không đến đâu.

Cái cũ qua đi, cái mới lại đến đó là quy luật của tự nhiên và hiển nhiên phải thế. Đó là lý do tại sao những rạp chiếu phim ở Hà Nội lại bắt đầu rầm rộ trở lại vào đầu thế kỷ thứ 21, khi mà bộ phim “Titanic” bắt đầu làm mưa làm gió trên thị trường phim. Những rạp chiếu phim mới hơn, hiện đại hơn, áp dụng đủ thứ công nghệ từ 3D, âm thanh nổi, …Thế nhưng, người Hà Nội cũ mỗi khi đi qua các rạp chiếu truyền thống ngày nào vẫn còn một chút gì đó tiếc nuối, bồi hồi với những ký ức xưa.

>>>Tiệm cắt tóc ở Hồ Gươm

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //