Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đảm bảo thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng cho mô tô xe máy

Phóng viên - 13/05/2018 | 8:49 (GTM + 7)

VOVGT- Theo đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ 1/1/2020, tất cả mô tô, xe máy sản xuất, nhập khẩu lắp ráp mới phải được dán nhãn tiêu thụ năng lượng...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dự kiến từ năm 2020, xe máy được sản xuất, lắp ráp mới sẽ phải dán nhãn năng lượng (Ảnh: Báo Thanh niên)

Trong đề cương chi tiết quy định của thông tư về việc dán nhãn năng lượng đối với mô tô, xe máy, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, việc dán nhãn năng lượng cho xe máy đã được nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… thực hiện. Bên cạnh đó, Quyết định số 04 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Theo quyết định này, nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm mô tô, xe máy là đối tượng thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với mô tô, xe máy được quy định tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 và bắt buộc từ ngày 1/1/2020.

Theo quyết định này, đối tượng áp dụng là mô tô, xe máy được sản xuất, lắp ráp mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng. Các loại xe bán ra thị trường để lưu thông sẽ phải minh bạch thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu của xe, ghi trên nhãn năng lượng dán trên xe. Nhờ đó khách hàng sẽ biết để chủ động lựa chọn xe tiết kiệm nhiên liệu. Mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ do nhà sản xuất đăng ký, công bố, có sự kiểm tra, xác nhận của cơ quan quản lý về thông tin mà nhà sản xuất công bố.

>>>Dán nhãn năng lượng cho xe con 7-9 chỗ từ đầu năm 2018

Theo chuyên gia giao thông, việc dán nhãn năng lượng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản xuất, lắp ráp xe máy. Việc lắp ráp mới, đặc biệt là xe nhập khẩu hiện nay đều có công bố những thông số kỹ thuật của xe, bao gồm cả mức tiêu thụ nhiên liệu ở tài liệu kỹ thuật liên quan và họ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông số này.

Về điều này, chuyên gia giao thông Vũ Anh Tuấn, Trường đại học Việt Đức cho biết, hiện naya, việc dán nhãn nawngl lượng đã thực hiện với ô tô dưới 9 chỗ. TS Vũ Anh Tuấn cho biết:

"Tất cả xe khi đăng kiểm đều được kiểm định và dán nhãn năng lượng để xác định mức tiêu thụ nhiên liệu qua 100km di chuyển nhằm minh bạch hóa dữ liệu này cho người tiêu dùng để lựa chọn. Khi người tiêu dùng nắm được thông tin chính xác sẽ có xu hướng lựa chọn những phương tiện thân thiện với môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng khi tham gia giao thông."

Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với mô tô, xe máy được quy định tự nguyện đến hết ngày 31/12/2019 và bắt buộc từ ngày 1/1/2020. (Ảnh: Báo Thanh niên)

TS Vũ Anh Tuấn cũng cho rằng, việc kiểm định đối với xe máy và mô tô có thể triển khai tương tự với ô tô. Tuy nhiên, khi thực hiện cần có báo cáo rà soát hiệu quả chương trình dán nhãn phương tiện đối với ô tô. Trên cơ sở đánh giá kết quả về xu thế lựa chọn xe thân thiện với môi trường của người tiêu dùng để tính toán tổng lượng phát thải giảm được thông qua chương tình dán nhãn. Điều này sẽ đem lại hiệu quả đáng kể trong việc thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn khi thực hiện dán nhãn năng lượng với các phương tiện khác.

Đồng tình quan điểm này, ông Chu Mạnh Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ GTVT cũng cho rằng, trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng cho mô tô, xe máy, cần tiến hành phân cấp, phân loại phương tiện và có lộ trình phù hợp.

Cụ thể, Cục Đăng kiểm là đơn vị quản lý chất lượng, phải phân cấp cho các hãng sản xuất để họ thực hiện việc công bố mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện cũng như thực hiện việc dán nhãn cho phương tiện trước khi đưa ra thị trường. Ông Chu Mạnh Hùng cho biết:

"Mình phải hội nhập, mà đã hội nhập thì phải nâng mức công nghệ của anh lên, không có thì các công nghệ thấp trên thế giới, kể cả mới tinh nhưng dồn hết vào Việt Nam. Kể cả ô tô, nếu không đưa ra hàng rào kỹ thuật thì những động cơ Euro 1, Euro 2 từ Trung Quốc và những nước Đông Nam Á dồn hết vào Việt Nam."

Ông Chu Mạnh Hùng cũng cho rằng, việc dán nhãn năng lượng cũng là xu thế được các nước áp dụng nhằm kiểm soát giảm mức tiêu hao nhiên liệu thấp nhất và lượng phát thải ra môi trường thấp nhất. Cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra danh mục tiêu chuẩn để doanh nghiệp thực hiện.

>>>Đề xuất dán nhãn tiêu thụ năng lượng với tất cả xe mô tô và xe gắn máy

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

// //