Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chương trình giáo dục phổ thông mới: 'Giảm tải' như thế nào?

Phóng viên - 24/02/2019 | 7:25 (GTM + 7)

Chương trình giáo dục phổ thông mới có thực sự giảm tải, áp lực học hành liệu có còn đè nặng lên học sinh hay không?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:  

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đem lại nhiều thay đổi. Ảnh minh họa

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức triển khai từ năm học 2020 – 2021. Chương trình sẽ có nhiều khác biệt so với chương trình hiện hành.

Nhưng điều mà dư luận quan tâm hơn cả, đó là với những thay đổi lớn như vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới có thực sự giảm tải, áp lực học hành liệu có còn đè nặng lên học sinh hay không?

Hơn 20 năm nay, 2 từ “quá tải” trong giáo dục phổ thông đã trở thành nỗi ám ảnh không chỉ của học sinh, mà còn cả cho giáo viên và phụ huynh. Sự quá tải trong chương trình đã tạo ra áp lực lớn.

Do vậy, khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, một câu hỏi được đặt ra: Việc học sẽ được giảm tải như thế nào? Áp lực thi cử, áp lực thành tích đã được giải quyết ra sao?

Để giải bài toán này, 6 giải pháp đã được nhóm xây dựng đưa ra, trong đó quan trọng nhất, như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Nguyễn Hữu Độ, đó là các kiến thức kinh viện nặng về lý thuyết sẽ được giảm thiểu: “Giảm tải là giảm những bài toán khó hoặc những kiến thức quá không cần thiết. Chỉ đưa ra những kiến thức nền tảng thôi. Cái thứ hai là những nội dung kiến thức mà có thể liên quan đến nhau thì tổ chức lại để phù hợp với tư duy, nhận thức của học sinh. Thứ ba là đổi mới phương pháp và cách dạy để cho học sinh thấy chương trình học mới, hấp dẫn, không thấy quá tải trên tinh thần là giúp học sinh tự khám phá, trải nghiệm và thực hành. Học sinh hiểu kiến thức thì sẽ không cảm thấy bị áp lực”

Không chỉ giảm tải kiến thức phổ thông, chương trình giáo dục mới còn giảm tải số môn học và hoạt động giáo dục. Trong đó, cấp tiểu học, lớp 1-2 có 7 môn học, giảm 3 môn; lớp 3 có 9 môn học, giảm 1 môn; lớp 4 có 5 môn học, giảm 1 môn so với chương trình năm 2005. Ở cấp THCS còn 12 môn, so với lớp 6-7 có 16 môn học, lớp 8-9 có 17 môn học hiện nay. Ở cấp THPT, các lớp đều có 12 môn học, giảm 4-5 môn.

Bên cạnh đó, số giờ học cũng được giảm đáng kể. Và để giảm số môn, số giờ học này, theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ thông, Bộ GD-ĐT, nhiều môn học đã được tổ chức lại theo hướng tích hợp và liên môn:

“Có những môn học kiến thức gần nhau thì sẽ được thiết kế thành một môn để làm sao thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức học tập cũng như vận dụng của học sinh. Ví dụ như môn Lịch sử, Địa lý thì thiết kế thành môn chung “Lịch sử và Địa lý”; môn Vật lý – hóa học – sinh học thì thiết kế thành môn Khoa học tự nhiên”.

Ts.Nguyễn Xuân Thành cũng nhấn mạnh, chương trình mới là chương trình mở, cho phép học sinh lựa chọn nội dung học ở cả 3 cấp và lựa chọn môn học ở cấp THPT. Vì vậy, song song với đó là đổi mới cả ở nội dung và phương pháp học. Trong đó, học sinh sẽ phải tự mình tìm tòi kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng vào đời sống. Thầy cô sẽ đóng vai trò hướng dẫn. “Chúng ta sẽ phải đổi mới cách dạy học, tạo cho học sinh phương pháp để học kiến thức và biết vận dụng chúng vào cuộc sống thường ngày”, Ts.Nguyễn Xuân Thành nói

Việc giảm tải kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đồng nghĩa với việc đổi mới cách đánh giá kết quả học tập từ phương thức đánh giá đến nội dung đánh. Như chia sẻ của ông Đỗ Ngọc Thống, chủ biên môn Văn học, chương trình giáo dục phổ thông mới: “Tôi ví dụ như môn Văn. Sẽ có nhiều tác phẩm cho phép học sinh lựa chọn: tác giả, sách giáo khoa v.v… Nhưng khi kiểm tra, người ra đề sẽ căn cứ vào yêu cầu, hướng dẫn, cách đọc các thể loại văn học rồi chọn 1 tác phẩm không có trong sách. Như thế ta sẽ đánh giá được năng lực vận dụng của các em”.

Tuy nhiên, để học sinh thực sự được giảm tải, câu chuyện không chỉ dừng ở đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy, mà còn nằm ở nhận thức của chính cha mẹ học sinh.

Phụ huynh cần giúp con lên kế hoạch học tập, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tạo thêm áp lực bên ngoài giờ học ở trường.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

// //