Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Các bến xe chuẩn bị như thế nào để các doanh nghiệp bị điều chuyển sớm ổn đinh?

Phóng viên - 06/01/2017 | 12:00 (GTM + 7)

VOVGT - Các bến xe đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, bến bãi, điểm đỗ, quầy vé để tạo điều kiện cho các nhà xe sớm hoạt động ổn định.

Trong đợt điều chuyển các tuyến vận tải hành khác tuyến cố định theo đúng luồng tuyến từ ngày 2/1 vừa qua, có 456 lốt xe thuộc 3 bến Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát thuộc diện điều chuyển. Đến thời điểm này, gần như toàn bộ các nhà xe thuộc diện điều chuyển đã đưa phương tiện về bến mới hoạt động. Các bến xe cũng đã chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, bến bãi, điểm đỗ, quầy vé để tạo điều kiện cho các nhà xe sớm hoạt động ổn định.

Theo thông báo về việc sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô tô tại các bến xe trên địa bàn Hà Nội, từ ngày 2/1/2017 có 456 lượt xe thuộc diện điều chuyển. Ông Lý Trường Sơn, Trưởng phòng kế hoạch, Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết, với 3 bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình và Gia Lâm thì hầu hết là chuyển đi, trong đó riêng bến xe Mỹ Đình có số lượng xe đi và đến nhiều nhất với 494 lượt xe chuyển đi và 123 lượt xe chuyển đến. Theo ông Sơn, với trường hợp các doanh nghiệp thuộc diện phải chuyển đi thì tại các bến tiếp nhận đều đã có sẵn các tuyến vận tải hành khách. Do vậy, việc các nhà xe chuyển đến chỉ là thêm lốt xe trên các tuyến đó.

Bến xe Mỹ Đình căng băng rôn thông báo về việc điều chuyển hơn 400 nốt xe. Ảnh: ANTĐ

Để thực hiện việc điều chuyển thuận lợi, Công ty quản lý bến xe Hà Nội đã có thông báo đến hành khách và các doanh nghiệp vận tải bằng loa phát thanh, băng rôn tại các bến, phát tờ thông báo của Sở GTVT Hà Nội đến từng doanh nghiệp. Ông Sơn cũng cho biết, Công ty quản lý bến xe đã yêu cầu các bến lập biểu đồ xe chạy cụ thể cho từng doanh nghiệp vận tải. Theo thống kê của Công ty quản lý bến xe, đến thời điểm này, việc điều chuyển gần như đã hoàn thành, các nhà xe đều đã thực hiện các thủ tục để chuyển sang bến mới hoạt động. Ghi nhận tại một số bến xe cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp đã hoạt động dần ổn định.

Ông Lý Trường Sơn cho biết: "Thật ra gần Tết, lượng khách trên tuyến đông. Do đó, việc chuyển về lúc này, người ta sẽ dần dần tiếp cận được lượng khách đó. Cũng như quảng cáo, từ giờ có tôi hoạt động ở đây, có lốt giờ này hoạt động ở đây, tức là lượng khách đi lại nhiều lên, nên họ có cơ hội để có khách, thứ hai là họ quảng bá dần cho lốt, lượt của họ trên tuyến".

Đại diện lãnh đạo bến xe Mỹ Đình cũng cho biết, do số lượng xe thuộc diện chuyển đi lớn và số xe chuyển đến chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên việc sắp xếp cho các doanh nghiệp thuộc diện chuyển đến tương đối thuận lợi. Các doanh nghiệp chuyển đến cũng thuộc các tuyến có sẵn nên chỉ cần bổ sung thêm lượt xe xuất bến hàng ngày, do vậy việc điều chuyển diễn ra tương đối thuận lợi.

Đối với bến xe Nước Ngầm - đơn vị tiếp nhận hơn 440 lượt xe trong đợt điều chuyển lần này cũng đã có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, quầy bán vé thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải. Ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc bến xe Nước Ngầm cho biết, đến thời điểm này có hơn 300 lượt xe từ bến Mỹ Đình chuyển về, và có hơn 70 lượt xe chuyển đi. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới chuyển đến, bến xe Nước Ngầm mở rộng đường xe ra, vào, bố trí quầy vé cho các doanh nghiệp và các tuyến mới chuyển về ở tầng 1 để tạo thuận lợi cho hành khách và doanh nghiệp vận tải dễ nhận diện.

"Ví dụ như bố trí quầy bán vé cho các xe mới chuyển về ở tầng 1 để bà con đi lại nhận diện quầy bán vé của các xe mới chuyển về một cách dễ dàng và doanh nghiệp mới chuyển về còn bỡ ngỡ thì tiếp cận hành khách dễ dàng hơn. Thứ hai, những vị trí đỗ trong sân, chúng tôi cũng dành cho những xe mới chuyển về ở những vị trí hợp lý nhất để nhà xe dễ tiếp cận, dễ nhận diện hành khách trong lúc ra vào bến", ông Nguyễn Văn Lập cho biết.

Bến xe Nước Ngầm cũng đã có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, quầy bán vé thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải. Ảnh: Báo Đất Việt

Bên cạnh sự hỗ trợ về điểm đỗ, quầy bán vé, trong 10 -15 ngày đầu, bến xe Nước Ngầm cũng chỉ thu 80% tiền dịch vụ ra vào bến, đối với trường hợp xe xuất bến không có hoặc ít khách sẽ không thu tiền dịch vụ. Tuy nhiên, lãnh đạo bến xe Nước Ngầm cũng thừa nhận, việc thay đổi địa điểm đón khách cũng khiến các doanh nghiệp vận tải gặp không ít khó khăn. Do vậy, các doanh nghiệp đều kiến nghị Sở GTVT Hà Nội phối hợp với Tổng công ty vận tải Hà Nội tăng cường các các tuyến xe buýt kết nối từ bến xe Mỹ Đình và các bến xe khác đến bến Nước Ngầm, Giáp Bát để tạo thuận lợi cho hành khách và doanh nghiệp vận tải thực hiện theo đúng luồng tuyến, góp phần hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.

Như vậy, sau nhiều lần bị lỗi hẹn, vừa qua Thành phố Hà Nội đã bước đầu thực hiện thành công việc điều chuyển các doanh nghiệp vận tải theo đúng luồng tuyến. Đây có thể được coi là bước đầu trong nỗ lực giảm xe khách chạy xuyên tâm trong khu vực nội đô, góp phần hạn chế ùn tắc và TNGT trên địa bàn Thủ đô.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //