Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bộ Tài chính cảnh báo hai văn bản giả mạo về đấu giá và xử lý ô tô

Phóng viên - 02/06/2017 | 4:20 (GTM + 7)

VOVGT - Hôm nay (2/6), Bộ Tài chính phát đi cảnh báo về việc xuất hiện hai văn bản mạo danh Bộ Tài chính và Cục Quản lý công sản.

Văn bản giả mạo Bộ Tài chính

Thời gian gần đây, trong giới kinh doanh, buôn bán xe ô tô lan truyền hai văn bản được cho là của Bộ Tài chính và của Cục QLCS với nội dung “Bán đấu giá xe ô tô vi phạm pháp luật “ và “ Xử lý xe ô tô tịch thu trong vụ án Hà Tuấn Dũng (Quảng Ninh)”.

Tại văn bản giả mạo Bộ Tài chính ghi số 3156 ngày 8/11/2016 có nội dung: “Kính gửi Cục quản lý Công sản. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản số 6068/VPCP-VI ngày 29/10/2016) Về việc xử lý số xe ô tô tịch thu trong vụ án Hà Tuấn Dũng (Quảng Ninh). Bộ Tài chính giao cho Cục quản lý Công sản chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ, tổ chức bán đấu giá số xe ô tô tịch thu còn lại trọng vụ án buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới xảy ra tại Quảng Ninh do Hà Tuấn Dũng (Dũng “mặt sắt”) cầm đầu theo đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Thời gian hoàn thành báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/01/2017. Bộ Tài chính yêu cầu Cục quản lý Công sản tổ chức thực hiện”.

Tại văn bản giả mạo Cục quản lý Công sản ghi số 971 ngày 08/05/2017 có nội dung: “Kính gửi Bộ Tài chính. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Văn bản số 1176/BTC-QLC ngày 16/4/2017) Về việc giao cho Cục quản lý Công sản - Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ tổ chức bán đấu giá tài sản tịch thu là xe ô tô trong vụ án “Dũng mặt sắt” Quảng Ninh, Cục quản lý Công sản xin báo cáo như sau: Cục quản lý Công sản đã chủ trì với các cơ quan liên quan (Tổng cục Thi hành án Bộ Tư pháp, Tổng cục VIII Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Tổng cục giá, UBN tỉnh Quảng Ninh) xác định giá trị, chất lượng còn lại gồm 181 xe ô tô giá trị còn lại là 128.310.015.000đ (Một trăm hai tám tỷ, ba trăm mười triệu, không trăm mười lăm nghìn đồng). Tổng số xe ô tô 181 chiếc đã được chia thành 03 lô, trong đó có 02 lô mỗi lô 60 chiếc, 01 lô 61 chiếc, giá trị mỗi lô trên 42 tỷ đồng. Đến nay các thủ tục, hồ sơ đã cơ bản hoàn thành. Cục quản lý Công sản đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức bán đấu giá số tài sản tịch thu là lô xe ô tô trong vụ án “Dũng mặt sắt” nêu trên theo đúng quy định”.

Văn bản giả mạo Cục Quản lý công sản

Từ những thông tin trên, Bộ Tài chính khẳng định Bộ Tài chính và Cục quản lý Công sản không có bất kỳ văn bản nào có nội dung nêu trên. Hai văn bản trên là giả mạo. Điều đáng nói là trong hai văn bản giả mạo nêu trên, kẻ làm giả văn bản đã phạm nhiều lỗi chính tả rất ngô nghê và viết sai cả tên cơ quan tổ chức.

Trước đó, ngày 23/5/2017 Tổng cục Hải quan cũng đã phát hiện một văn bản giả mạo danh nghĩa Tổng cục Hải quan xác nhận thu tiền để mua xe ô tô và xe gắn máy mới thanh lý. Rất có khả năng những đối tượng làm giả văn bản của Bộ Tài chính, Cục quản lý Công sản, Tổng cục Hải quan là nhằm mục đích lừa đảo các cá nhân, doanh nghiệp thông qua hình thức kêu gọi góp vốn. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //