Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ấn tượng văn hóa đón tết của người Dao đỏ

Phóng viên - 15/01/2019 | 9:48 (GTM + 7)

VOVGT - Vốn có bản sắc văn hóa riêng biệt và độc đáo, nên Tết của người Dao đỏ mang nhiều nét đặc trưng cho đời sống văn hóa tinh thần.

Ấn tượng Tết của người Dao đỏ (Bài đăng trên chuyên trang lễ hội Việt Nam của Bộ VH-TT-DL)

Đến nay, dù đời sống đã phát triển hơn về mọi mặt, song người Dao đỏ vẫn giữ được những phong tục đón Tết truyền thống, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Với tâm niệm Tết là dịp để cả gia đình nghỉ ngơi, sum họp sau 1 năm lao động vất vả, và cũng là để báo với tổ tiên những việc trong năm. Vì vậy, đến khoảng ngày 20 tháng Chạp, hầu hết các gia đình đều gác lại công việc làm ăn để chuẩn bị đón Tết. Cũng có tục cúng ông Công, ông Táo như người Kinh, nhưng người Dao đỏ không cúng vào ngày 23 tháng Chạp mà làm chung với lễ cúng tất niên.

Những ngày này, cả gia đình cùng tập trung dọn dẹp cửa nhà, vườn tược, chuẩn bị lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm để dùng trong những ngày Tết. Mọi việc phải được làm tươm tất trước ngày 30 Tết, vì ngày cuối năm cả gia đình đều phải tập trung để làm lễ quét nhà và lau dọn bàn thờ tổ tiên, quét đi những điều không may mắn của năm cũ. Sau đó gia chủ làm cơm để cúng tất niên. Mâm cỗ ngoài bánh chưng, loại bánh gù đặc trưng của người Dao, thịt lợn, thịt gà, rượu, thường có thêm đĩa bánh dày hoặc bánh nếp gói trong lá chít.

Lễ cúng tất niên phải là thầy cúng hay người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng. Trước sự có mặt đông đủ của mọi thành viên trong gia đình, thầy cúng thay mặt gia chủ làm lễ cúng giải hạn, để xua đi tất cả những điều rủi ro, không may mắn trong năm cũ. Và mời “ma nhà”, gồm có ông bà, tổ tiên và những người đã khuất về ăn Tết, cầu xin sức khỏe, may mắn và sự bình an cho tất cả mọi người, xin cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, trâu bò lợn gà khỏe mạnh…

Sau bữa cơm tất niên, tất cả mọi người trong gia đình đều phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước được đun với lá và rễ cây, mặc những bộ trang phục truyền thống mới và đẹp nhất để đón giao thừa. Đêm giao thừa, khác với người Kinh có tục đi hái lộc cầu may, người Dao đỏ không ra khỏi nhà, mà cả gia đình quây quần bên nhau đón chờ giờ khắc giao thừa thiêng liêng, tất cả mọi người cùng chúc Tết và mừng tuổi nhau.

Sáng mùng 1 Tết, mọi người đều dậy thật sớm, chuẩn bị 1 bữa cơm tươm tất để làm lễ cúng đầu năm mới. Khách đến xông nhà sẽ được chủ nhà đón tiếp bằng 6 chén rượu. Trước tiên, chủ nhà rót 4 chén tượng trưng cho tứ quý trong năm, chủ và khách cùng uống để cầu chúc những điều tốt lành trong năm mới, sau đó rót tiếp 2 chén để mời và chúc nhau sức khỏe, những điều may mắn, tốt lành. Người Dao đỏ đặc biệt coi trọng việc chọn giờ và hướng xuất hành đầu năm. Mỗi thành viên trong gia đình đều phải đem theo 1 tờ tiền hoặc vàng âm phủ để đốt ngày khi ra khỏi nhà, với tâm niệm đốt đi tất cả những điều rủi ro, không may mắn. Trên đường về, người chủ nhà sẽ lấy bó hoa hôm trước, nhặt theo vài viên đá đem về, với quan niệm hòn đá tượng trưng cho của cải tiền bạc, hoa tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở sẽ theo về trong năm mới.

Cả ngày mùng 1 Tết, người Dao đỏ dành để đi thăm hỏi, chúc Tết mọi gia đình trong họ tộc và những nhà thân cận. Từ ngày mùng 2 trở đi, mọi người được tự do đi chúc Tết bạn bè gần xa, đi chơi xuân. Già trẻ, gái trai nô nức kéo nhau về nơi tập trung sinh hoạt cộng đồng, thường là một bãi đất rộng, và nay là nhà văn hóa thôn bản. Tại đây, người lớn tuổi cùng nhau ôn lại truyền thống và những phong tục, bản sắc văn hóa của dân tộc, của thôn bản mình. Lớp thanh niên thì chia thành từng tốp để ca hát, nhảy múa và chơi các trò chơi dân gian như đánh quay, đánh yến, ném còn, kéo co.

Đặc biệt, đây chính là dịp để những chàng trai, cô gái người Dao gặp gỡ, dò hỏi và ướm lời nhau qua những bài hát tỏ tình, giao duyên. Nhiều đôi đã thành vợ, thành chồng từ những buổi đi chơi xuân như thế./.

Những điểm chụp ảnh Tết tuyệt đẹp ở Hà Nội

Dịp trước Tết, giới trẻ Hà Nội đổ xô đến những vườn hoa, trang trại để check-in và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của tuổi thanh xuân cùng bạn bè, người thân. 

Nhiều vườn đào tại làng Nhật Tân (Hà Nội) đã nở hoa thu hút sự chú ý của giới trẻ dịp Tết Dương lịch. Ảnh: Zing

Tìm kiếm nơi chụp ảnh Tết đẹp ở Hà Nội những ngày cuối năm, bao giờ vườn đào Nhật Tân cũng là địa điểm được nghĩ tới đầu tiên. Thời điểm này mọi người đã bắt đầu nô nức kéo nhau tới vườn đào Nhật Tân để chụp ảnh. Không thiếu những chàng trai, cô gái xúng xính trong tà áo dài tới đây ghi lại vô số bức hình lung linh bên hoa đào khoe sắc.

Làng hoa Nhật Tân nằm tại phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội). Từ nội thành Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng xe bus (tuyến 55, 58, 31), xuống tại ngã ba Nhật Tân, sau đó có thể đi bộ đến vườn hoa.

Ngoài vườn đào Nhật Tân thì ở Hà Nội còn có một số vườn đào khác mà bạn có thể tìm tới xin chụp ảnh như vườn đào ở Phú Thượng (dưới cầu Nhật Tân), vườn đào ở Ngọc Trục (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm – khá gần với đường Vạn Phúc, Q.Hà Đông).

Vườn hoa bãi đá sông Hồng nhộn nhịp du khách tới tham quan chụp ảnh dịp nghỉ lễ. Ảnh: Báo Tin tức

Nằm ở cuối ngõ 264 Âu Cơ, cách trung tâm Hà Nội chưa đến 30 phút lái xe, bãi đá sông Hồng mang một vẻ đẹp yên bình, trong lành, đối lập với sự ồn ào, tấp nập của phố phường.

Vườn hoa được bao quanh bởi sông Hồng nên du khách có thể vừa chụp ảnh, vừa tận hưởng những cơn gió mát lạnh mang theo mùi phù sa. Không gian nơi đây được trang trí với đèn lồng đỏ, với những luống hoa rực rỡ sắc màu, có cải vàng, có cúc tím, violet, hồng nhung, có cả hoa đào.

Vào những ngày cuối tuần, tháng giáp Tết ở đây thường rất đông, bình quân cũng phải lên tới 1000 người, vì vậy, bạn chỉ nên mang theo những đồ vật nhẹ cần thiết, nhớ sạc pin điện thoại đầy để duy trì việc chụp ảnh.

Hà Nội không trồng mai nên muốn chụp mai thì địa điểm chụp ảnh hoa đẹp và thuận lợi nhất có lẽ là chợ hoa Quảng Bá. Ở đây gần Tết có bán đủ các loại hoa như đào, mai, thược dược, lan…

Đây sẽ là bối cảnh lý tưởng giúp bạn sáng tạo những khung hình độc đáo, đầy hương sắc cho chính mình. Ngoài ra, tới đây bạn không chỉ được chụp ảnh chào đón một mùa xuân mới cùng với rất nhiều loài hoa, giữa khung cảnh nhộn nhịp của chợ mà còn có thể chọn mua những bông hoa đẹp, giá rẻ để trang trí cho gia đình ngày Tết.

Những thảm hoa rực rỡ dành cho du khách chụp ảnh ở hồ Gươm. Ảnh: Kinh tế đô thị

Nếu bạn muốn có một bộ ảnh phong cách cổ điển và gần gũi thì hồ Gươm chính là sự lựa chọn của bạn. Đi bộ men theo những con đường ven hồ, khung cảnh hồ Gươm giáp Tết có chút se lạnh và thơ mộng. Những hàng cây xanh ven hồ, cầu Thê Húc đỏ son cổ kính và xa xa là tháp Rùa.

Mùa này các vườn hoa nhỏ bắt đầu được trang trí và nở rộ. Những hàng cây xanh cao vút cũng bắt đầu rụng và đổi lá sang màu vàng làm cho khung cảnh vô cùng lãng mạn, cho bạn những shoot hình tuyệt vời.

Ngoài ra, bạn có thể đi vào khu phố cổ đông đúc và nhộn nhịp. Những con đường đặc trưng, đông đúc và nhỏ hẹp khi lên hình rất gọn gàng. Một vài chỗ để chụp ảnh đẹp như khu bán đồ len Đinh Lễ, khu hiệu sách, khu Hàng Mã, khu chợ Đồng Xuân, con đường gạch cổ điển ở Tạ Hiện… giúp các bạn tha hồ lựa chọn những khuôn hình đẹp mắt.

Giống như vườn hoa bãi đá sông Hồng, thung lũng hoa ở Hồ Tây (Nhật Chiêu, Tây Hồ) đông đúc khách tới tham quan, chụp ảnh đặc biệt là dịp cuối năm. Các loại hoa ở đây khá phong phú như hoa cánh bướm, hoa túy điệp, hoa cải vàng,…

Giá vào cổng tại thung lũng hoa khá cao: 80.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/em nhỏ, nhưng đây là địa điểm bạn có thể tới để tậu về cho mình một bộ ảnh Tết đẹp cùng các loài hoa lạ lung linh.

Lưu ý nhỏ là để tới đây, bạn nên đi bằng phương tiện cá nhân vì thung lũng hoa cách điểm dừng xe bus khá xa.

 

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //