Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ám ảnh xe dù bến cóc, nhồi nhét khách ngày Tết

Phóng viên - 28/01/2019 | 4:47 (GTM + 7)

VOVGT-Tình trạng xe dù bến cóc, nhồi nhét khách, thậm chí bắt khách dọc đường diễn ra một cách sôi động, bất chấp các biện pháp xử phạt của lực lượng chức năng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiện tượng quá tải, "chặt chém", nhồi nhét hành khách thường xảy ra tại các bến xe trong dịp Tết. Ảnh: Nhân dân

Nỗi lo “đến hẹn lại lên”

Cứ vào dịp cuối năm, nhất là khi Tết đến xuân về, dịch vụ vận tải hành khách lại càng trở nên nóng hơn bao giờ hết khi ai cũng muốn có được một tấm vé để trở về nhà.

Vì vậy, tình trạng xe dù bến cóc, nhồi nhét khách, thậm chí bắt khách dọc đường lại diễn ra một cách sôi động, bất chấp các biện pháp xử phạt của lực lượng chức năng. Không chỉ gây phiền toái, mệt mỏi cho hành khách, những việc làm trên còn gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông:

“Thường thường xe buýt sẽ nhồi nhét nhiều hơn là xe khách. Mình chỉ đủ chỗ đứng thôi còn cặp túi là phải ôm vào người. Đặc biệt là vào những ngày cuối tuần, sắp tới là cuối năm, đi sợ lắm ạ, nhồi nhét khách rồi mình còn mang đồ đạc, hành lý nữa thì rất là khó chịu vì đi những ngày này nó đông. Hôm qua, bạn em nó vừa đi xe buýt xong nhồi nhét đông quá nên lúc xuống xe nó còn ngất luôn.”

“Cái này là thường xuyên rồi chị ạ. Thường thường em từ Hà Nội về Yên Bái thì những con đường như đường Quốc lộ 70 là người ta nhồi nhét khách rất nhiều luôn. Thậm chí, không phải xe giường nằm mà phải đứng, không thể có chỗ ngồi được. Người ta nhồi nhét khách lung tung là qua những cơ quan chức năng là cho che rèm vào để cơ quan chức năng không phát hiện được. Mình phản ứng nhưng phụ xe họ bảo là mấy khi Tết thì mới phải làm thế còn bình thường thì không.”

Qua ghi nhận vừa rồi của phóng viên VOV Giao thông, có thể thấy, tình trạng xe dù bến cóc, nhồi nhét khách, thậm chí bị bán sang xe khác là một nỗi lo “đến hẹn lại lên” với các hành khách đi xe ngày Tết.

Những dịp Tết các năm gần đây, không khó để bắt gặp trên mạng xã hội những clip ca thán của các hành khách thiếu may mắn, lỡ lên những chuyến xe “hành xác” như kiểu: xe 30 chỗ chở tới 50 người tuyến Thanh Hóa – Hà Nội, xe 45 chỗ chở hơn 60 người trên tuyến Hà Nội – Nghệ An.

Ở chiều hướng ngược lại, có hành khách lên xe thông thoáng, chưa kín chỗ cũng chẳng sung sướng gì, khi lái xe chạy lòng vòng bắt khách cả tiếng đồng hồ xung quanh khu vực gần bến. Có trường hợp chưa đến nơi cần đến thì đã bị thẳng tay bán sang xe khác. Đó là chưa kể những phút thót tim của hành khách khi nhiều lái xe dừng đỗ tùy tiện để bắt thêm khách ở những bến cóc trên cao tốc.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Bến xe Giáp Bát cho hay, Bến thường xuyên nhắc nhở, phối hợp với các lực lượng chức năng, đặc biệt là đội CSGT số 14, tuyên truyền giáo dục cho các lái phụ xe trong việc chấp hành các quy định chung. Tuy nhiên, ông Thành thừa nhận, hiện tượng xe dù bến cóc, nhồi nhét khách ngày Tết vẫn xảy ra, do nhu cầu đi lại của nhân dân tăng đột biến, trong khi ý thức của cả tài xế và hành khách vẫn còn tùy tiện.

“Một số hành khách thì nhận thức chưa đầy đủ, dẫn đến là vẫn đứng ngoài bến để đón khách. Thứ hai nữa là ý thức của một số lái, phụ xe trong việc chấp hành các quy định chung, đặc biệt là việc chấp hành luật giao thông đường bộ, khi mà thấy khách thì vẫn dừng đỗ sai quy định. Đặc biệt là trong mấy tháng vừa qua, ngoài việc Phòng CSGT xử lý theo luật định chung, khi có danh sách gửi về bến, thì bến tiếp tục áp dụng chế tài là từ chối phục vụ các xe vi phạm”.

Theo lãnh đạo bến xe Giáp Bát, hành khách đi xe có thể phản ánh qua đường dây nóng được dán trên xe, từ đó, bến xe sẽ xử lý tất cả những xe vi phạm trong quá trình phục vụ hành khách, đặc biệt là lỗi thu quá giá quy định và nhồi nhét hành khách. Đồng thời bến xe khuyến cáo, có đủ xe và vé để phục vụ hành khách, khi có nhu cầu, hành khách nênvào các quầy vé mua vé để đảm bảo quyền lợi của mình.

Xe khách bắt khách ngay trên đường. Ảnh: Sài Gòn Đầu tư

Trong khi đó, ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, ngoài việc tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý các vi phạm của các bến xe, nhà xe, và cung ứng kịp thời nhu cầu đi lại dịp Tết của người dân, một giải pháp được cho là bền vững là ứng dụng công nghệ thông tin. Trong bối cảnh Hà Nội hướng tới một hệ thống “giao thông thông minh”, áp dụng camera giám sát, các công cụ giám sát hành trình online.

Ông Vũ Văn Viện nói:

“Việc này Chính phủ đã có chỉ đạo, khi Hà Nội có phần mềm quản lý GPS trực tuyến, chúng ta sẽ cảnh báo cho doanh nghiệp, lái xe để ngăn chặn kịp thời các hành vi chạy quá tốc độ, lái xe liên tục, dừng đỗ trái phép, xe dù bến cóc. Khi triển khai được hệ thống giao thông thông minh, chúng ta sẽ tăng cường được năng lực tổ chức, quản lý giao thông, mang tính răn đe cao hơn, giúp nâng cao ý thức của lái xe và cả hành khách”.

Theo báo cáo của Sở GTVT TP Hà Nội, năm 2018, Sở đã lập biên bản hơn 24 nghìn trường hợp, phạt tiền hơn 47 tỷ đồng, tước GPLX 2.555 trường hợp, tạm giữ 240 phương tiện và tước có thời hạn 132 phù hiệu ô tô khách và taxi.

Đáng chú ý, hiện nay, Sở GTVT lắp đặt thí điểm hệ thống camera giám sát tại bến xe Giáp Bát để xử lý vi phạm tự động. Đến nay, hệ thống đã thông báo lỗi vi phạm đến 341 chủ phương tiện, 125 trường hợp vi phạm đã đến nộp phạt. Sở GTVT đã chấn chỉnh, nhắc nhở đối với 187 trường hợp vi phạm.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện khẳng định, hiện Tp.Hà Nội có chủ trương giao cho các quận lắp đặt hệ thống camera giám sát. Và các dự án vẫn đang trong quá trình xây dựng để phê duyệt.

"Khi chúng ta ứng dụng hệ thống giao thông thông minh, cụ thể có hệ thống camera giám sát trên toàn địa bàn, đặc biệt ở những nơi trọng điểm, ghi hình lại các vi phạm, chúng ta có thể xử lý được mà không cần lực lượng ứng trực. Tôi tin rằng hiệu quả cao hơn, chúng ta có thể duy trì nhân lực tổ chức giao thông ở chỗ cần thiết khác, thay vì xử lý vi phạm, tuần tra, kiểm tra”.

Xe dù bến cóc, nhồi nhét khách, thu giá quá quy định, bị bán sang xe khác… là những nỗi lo thường trực của các hành khách mỗi dịp cao điểm đi lại trước, trong và sau Tết. Cơ quan chức năng xử phạt rất nhiều và chế tài cũng rất nặng với cả tài xế, phụ xe lẫn doanh nghiệp sở hữu xe, nhưng không xuể.

Xử lý xe dù bến cóc, nhồi nhét khách: Không thể chỉ dừng lại ở mức xử phạt tiền! (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến)

Xe dù, bến cóc, đón trả khách sai quy định, nhồi nhét khách… là những vi phạm phổ biến của loại hình xe khách đường dài, có tính chất lặp đi, lặp lại, và bùng nổ vào những dịp lễ tết do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.

Hành khách bị nhồi nhét vì doanh nghiệp, bến xe lờ quy định

Với những biểu hiện trên, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy hai nguyên nhân chính. Đó là các nhà xe bất chấp quy định; Và hành khách dễ dãi vì có nhu cầu cao. Do đó, để xử lý dứt điểm tình trạng này, cần đồng thời giải quyết cả hai nguyên nhân trên.

Sở dĩ các nhà xe có thể bất chấp quy định là vì chế tài không đủ sức răn đe, khả năng trả giá cho hành vi vi phạm thấp. Hiện nay thường chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp nghiêm trọng, gây bức xúc thì mới bị dừng hoạt động có thời hạn. Trong khi đó, ngay cả khi bị phát hiện thì đôi khi nhà xe vẫn có thể “đàm phán” với lực lượng chức năng để giảm nhẹ hình phạt.

Đối với các doanh nghiệp, hình phạt nặng nhất, có hiệu quả nhất chính là buộc phải dừng hoạt động. Về nguyên tắc, một doanh nghiệp để được phép cung cấp dịch vụ vận tải phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn giao thông đối với hành khách cũng như người đi đường. Vì thế, đối với những lỗi cố tình vi phạm, gây nguy hiểm cho cộng đồng, và hành khách, việc áp dụng chế tài tước giấy phép kinh doanh là điều hoàn toàn hợp lý. Phạt tiền đơn thuần như hiện nay, dù mức phạt có cao đến mấy thì cũng chỉ tạo thêm các động lực vi phạm, như “làm luật” để tồn tại, hoặc vi phạm nhiều hơn để gỡ gạc.

Khi các nhà xe đón trả khách trái quy định, nhồi nhét khách vô tội vạ, người chịu thiệt hại đầu tiên chính là hành khách. Tuy nhiên, chính hành khách lại tiếp tay cho hành vi này, Nếu hành khách không bắt xe dọc đường, nhà xe dù muốn cũng không thể nhồi nhét khách. Tuy nhiên, dẫu rất khổ sở khi bị nhồi nhét, dẫu lên xe không có chỗ ngồi, hành khách vẫn sẵn sàng sử dụng dịch vụ. Đó là cơ sở để các nhà xe yên tâm lộng hành, coi thường hành khách.

Để tạo thói quen đi xe đúng bến của hành khách, các bến xe cần được đầu tư tốt hơn, giúp hành khách nhận thức được việc lên xe tại bến an toàn, thuận tiện hơn so với việc bắt xe dọc đường. Theo đó, các bến xe phải được quy hoạch với cự ly hợp lý, có khả năng kết nối với các loại hình giao thông công cộng tốt, được điều hành một cách khoa học và cung cấp dịch vụ tử tế.

Thực tế, thói quen bắt xe dọc đường của người dân có một phần nguyên nhân từ sự yếu kém của hệ thống bến bãi. Chất lượng bến bãi tại các địa phương không đồng đều, rất nhiều bến xe tỉnh lẻ vẫn trong tình trạng chỉ đơn thuần là một bãi đỗ xe, với một nhà điều hành đơn sơ. Điều đó khiến cho người dân đón xe tại bến gặp quá nhiều ức chế không đáng có. Nên việc bắt xe ngoài đường đôi khi tiện lợi và thoải mái hơn khi vào bến xe.

Xử phạt, ra quân rầm rộ để xử lý xe vi phạm trong các dịp cao điểm là cần thiết. Song, đó chỉ là phần ngọn của vấn đề, nên câu chuyện xe dù, bến cóc, nhồi nhét, bắt khách vẫn lặp đi lặp lại. Vì thế, đã đến lúc câu chuyện này cần xử lý tận gốc. Đó là từ việc cung cấp hạ tầng bến bãi để thay thổi thói quen của hành khách, đồng thời buộc dừng hoạt động tất cả các doanh nghiệp nếu không đảm bảo các quy định an toàn cho hành khách.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //