Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

25 người chết và mất tích do lũ quét, thiệt hại hơn 110 tỷ đồng

Phóng viên - 26/06/2018 | 9:19 (GTM + 7)

VOVGT - Dù vệt nước, dấu bùn trên tường có thể xóa đi nhưng trong tâm trí người dân tại các tỉnh không thể nào quên trận lũ lịch sử này...

>>> Kinh hoàng lũ quét: Giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc tê liệt

Mưa lớn gây thiệt hại về người và tài sản tại các tỉnh miền núi

Tính đến chiều qua (25/6), mưa lũ tại các tỉnh phía Bắc đã cướp đi sinh mạng của 25 người và mất tích; hàng trăm ngôi nhà bị cuốn trôi, hư hỏng phải di dời khẩn cấp; nhiều tuyến đường bị sạt lở, ách tắc... tổng thiệt hại lên tới hơn 110 tỷ đồng.

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, tới 17h ngày 25/6 mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc đã làm 14 người chết (Lai Châu: 11 người, Hà Giang: 3 người) và 11 người mất tích do lũ cuốn trôi ở Lai Châu.

Nhà bị đổ, cuốn trôi có 67 nhà; nhà bị hư hỏng, thiệt hại và phải di dời khẩn cấp có 379 nhà; nhà bị ngập nước có 769 nhà. Về nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản có 735 ha lúa và hoa màu bị mất, thiệt hại.

Giao thông tại các tuyến đường QL 4D đoạn K 71 – Km 85 xã Sơn Bình, huyện Tam Đường; QL 32 từ Km 356 – Km 378; QL 279 đoạn Km 162 + 200; QL 4H đoạn Km 190 – Km 354; QL 4C đoạn Km 62 – Km 67 bị sạt lở nặng nề gây ách tắc giao thông.

Một số tuyến đường tại các tỉnh lộ thuộc Lai Châu bị sạt lở còn gây tắc nghẽn giao thông như tỉnh lộ 127 đoạn Km 0 – Km 55; tỉnh lộ 128 đoạn Km 0 – Km 20; tỉnh lộ 129B đoạn K 0 + 450; tỉnh lộ 136 Km 13 + 000 và Km 19 – Km 21; tỉnh lộ 133 đoạn Km 2 – K 72; tỉnh lộ 134 đoạn Km 5 – K 45...

Tổng chi phí thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 110,6 tỷ đồng (Hà Giang: 14 tỷ đồng, Lai Châu: 90 tỷ đồng, Thái Nguyên: 0,32 tỷ đồng, Lào Cai: 6,3 tỷ đồng).

Mưa lớn và các thủy điện xả lũ khiến mực nước Sông Lô dâng cao

Hà Giang: Xây dựng ồ ạt thủy điện nhỏ gây thiệt hại lớn

Trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có mưa to đến rất to. Nước từ đầu nguồn đổ về với lưu lượng nước lớn, các hồ thủy điện phía thượng nguồn các sông đồng loạt xả lũ với lưu lượng từ 1.200m3/s đến 1.300 m3/s.

Lũ lên nhanh trong thời gian ngắn, nhiều người dân bị động bất ngờ không kịp trở tay, nhà cửa và nhiều tài sản có giá trị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Người dân Hà Giang cho rằng đây là hệ lụy của việc xây dựng ồ ạt các nhà máy thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Bất ngờ và bàng hoàng là cảm xúc của hơn 400 hộ dân ở thành phố Hà Giang sau hai ngày phải chạy lũ, bỏ lại nhà cửa. Nhiều tài sản giá trị bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông. Theo số liệu quan sát của trạm khí tượng thủy văn, lúc 13 giờ ngày 24/6, mực lũ sông Lô tại thành phố Hà Giang đã đạt 104m, trên mức báo động 3.

>>> Tích cực khắc phục hậu quả bão lũ, đảm bảo giao thông được thông suốt

Nước từ sông tràn thẳng vào khu dân cư nằm hai bên bờ, nhiều đường phố ngập sâu kéo dài hàng trăm mét, gây ách tắc giao thông. Ông Hoàng Đình Lợi, ở thành phố Hà Giang cho biết, từ năm 1962 đến nay, chưa từng thấy trận lũ nào lớn gây ra ngập úng như thế này. Nước lũ tràn vào nhà ngập sâu hơn 1m. Vợ ông Lợi phải bắc tạm bếp củi trên tầng 2 để có nước nóng nấu mỳ tôm ăn tạm qua ngày:

"Tôi sống từ năm 1962 ở thành phố Hà Giang đến bây giờ mới thấy đây là đợt nước dâng cao nhất. Cách đây mấy năm nước mới ngấp ngé ở thềm nhà mà nay nước vào tận nhà, dâng cao hơn cả ổ điện. Chưa từng thấy cao như thế. Từ sáng đến nay chúng tôi phải dọn bùn còn toàn bộ vật dụng tầng 1 hỏng hết rồi".

Do nước từ đầu nguồn đổ về với lưu lượng nước lớn, các Nhà máy Thủy điện Sông Lô 2 trên địa bàn xã Đạo Đức (Vị Xuyên) và Sông Lô 4 trên địa bàn xã Tân Thành (Bắc Quang) đã đồng loạt mở các cửa xả để hạn chế mức thấp nhất việc ngập úng cục bộ ở phía trên thượng lưu. Nhà máy Thủy điện Sông Miện đã tiến hành mở các cửa xả, lưu lượng nước giao động từ 1.000 - 1.400m3/s. Ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hà Giang cho rằng, việc xả lũ các hồ thủy điện là đúng quy trình và chỉ “hơi bị động” vì nước lũ lên quá cao:

"Công tác vận hành thủy điện hiện nay đang diễn ra theo quy trình vận hành hồ chứa. Tuy nhiên, năm nay lũ lớn quá bất ngờ nên thông tin phối hợp giữa các thủy điện chưa tốt. Hiện nay, ngành công thương đang tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có quy chế cung cấp thông tin trong quá trình quản lý vận hành các thủy điện cho đồng bộ. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm để vận hành tốt hơn".

Các thủy điện Hà Giang liên tục xả lũ trong những ngày qua

Tính đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có 46 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy gần 900 MW, trong đó đã có 24 nhà máy thủy điện đang phát điện với tổng công suất lắp máy 473 MW. Sản lượng điện phát lên hệ thống lưới điện Quốc gia trong năm 2017 ước đạt trên 1,4 tỷ KWh, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng. Một số dòng sông lớn như sông Miện, sông Nho Quế, sông Lô, sông Chảy phải “cõng” trên lưng quá nhiều dự án thủy điện, thậm chí có từ 3-6 nhà máy thủy điện.

>>> Lai Châu hoàn toàn cô lập do mưa lũ

Dù chỉ là một phụ lưu của sông Lô, nhưng sông Miện hiện đang phải “cõng” 6 thủy điện là: Sông Miện 5, Sông Miện 5A, Thái An, Sông Miện (Bát Đại Sơn), Sông Miện 6, và Thuận Hòa. Những dòng sông cuồn cuộn đã bị ngăn lại thành những hồ đập khổng lồ, lòng sông bị thắt thành khúc ruột như túi nước trên cao đe dọa nguy hiểm người dân vùng hạ lưu. Ông Phạm Bá Khoát, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Giang cho rằng:

"Chúng tôi thông báo cho thành phố Hà Giang đến huyên Vị Xuyên và các trạm thủy điện đồng loạt xả lũ. Các thủy điện lòng sông đã được mở hoàn toàn không phát điện mực nước đằng trước đằng sau bằng nhau. Như tại TP Hà Giang có nhiều vùng thấp trũng vẫn bị ngập nhưng năm nay bị ngập là do thủy điện một phần. Thủy điện lòng sông không có tác dụng cắt lũ cho vùng hạ du, vì không có lòng hồ. Nếu mà mở van đằng trước, đằng sau như nhau, không có lòng hồ trữ được lũ lại".

Đầu năm nay, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã tổ chức kiểm tra và ban hành thông báo nêu rõ từng sai phạm của hàng loạt nhà máy thủy điện trên địa bàn. Hồ chứa một số nhà máy thủy điện đã tích nước nhưng chưa có quy trình vận hành hồ chứa chưa được Bộ Công Thương phê duyệt; chưa thực hiện quan trắc, giám sát môi trường định kỳ. Đặc biệt một số công trình đã đưa vào vận hành nhưng chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.

Thông báo này cũng chỉ ra một loạt nội dung tồn tại, yêu cầu khắc phục của thủy điện Sông Lô 2, thủy điện Suối Sửu 2, thủy điện Hạ Thành, thủy điện Thái An, thủy điện thanh thủy 2, thủy điện Sông Chảy 5, thủy điện Nậm Mạ 1, thủy điện Nậm Má, thủy điện Nho Quế 1, thủy điện Nho Quế 2, thủy điện Nho Quế 3…Công tác quản lý nhà nước về thủy điện thời gian qua còn chưa tốt làm nảy sinh nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân, gây ảnh hưởng các công trình hạ tầng giao thông, hủy hoại môi trường sinh thái vùng hạ du. Chị Nông Thị Trang, ở Hà Giang nêu ý kiến:

"Ngập nước này này là do thủy điện xả lũ. Chúng tôi là người dân cũng mong các đơn vị chịu trách nhiệm gây ra việc này cũng có giúp đỡ. Lần sau có dự báo xả lũ thì có dự báo sớm để các đơn vị, doanh nghiệp và người dân có tinh thần chủ động ứng phó lũ lụt, tôi nghĩ rằng thiệt hại sẽ không gây nên đáng kể".

Nước lũ đang rút đi, nhưng những hậu quả nghiêm trọng mà trận lũ này gây ra chắc chắn sẽ còn phải khắc phục trong thời gian dài. Đây cũng là lúc cần xem xét quy hoạch xây dựng hệ thống thủy điện nhỏ gây ra thiệt hại lớn về người, tài sản và hơn thế nữa là đang đánh đổi tài nguyên vì lợi ích của một số người.

Trong khi đó, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, hệ sinh thái sông ngòi gần như biến mất dù là mùa khô hay mùa lũ. Theo các nhà khoa học, các nhà đầu tư được hưởng lợi từ thủy điện, chứ không phải là người dân, không phải ngành điện mà cũng không phải môi trường. Trước mắt, một số thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt xả lũ thì số thiệt hại lên tới gần 24 tỷ đồng. Dù vệt nước, dấu bùn trên tường có thể xóa đi nhưng trong tâm trí người dân tại tỉnh Hà Giang không thể nào quên trận lũ lịch sử này.

>>> Mưa lớn lũ quét miền núi phía Bắc: Nhiều người thương vong, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, trong khoảng 3 - 6 giờ tới, sạt lở đất, lũ quét có nguy cơ xảy ra ở các huyện Tiên Yên, Bình Liêu (Quảng Ninh); Mẫu Sơn, Lục Bình, Đình Lập (Lạng Sơn) và ngập úng tại thành phố Hải Phòng.

Cụ thể, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu vẫn tiếp tục hình thành và phát triển mạnh trên khu vực Đông Bắc, tập trung tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang. Lượng mưa đo được trong 6 giờ qua (từ 1h30 đến 7h30 ngày 26/06) ở Quảng Hà kt (Hải Phòng): 123mm; Tiên Yên (Quảng Ninh): 91,3mm; Mẫu Sơn (Lạng Sơn): 52mm; Đình Lập (Lạng Sơn): 43mm…

Do vậy, dự báo trong 3- 6 giờ tới khu vực các tỉnh trên và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa vừa và mưa to, lượng mưa dao động từ 10-30mm.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

// //